ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những cách đơn giản giúp món khổ qua bớt đắng hơn

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng với nhiều người không ăn được vị đắng thì thật là món ăn kinh khủng với vị giác.

19/11/2020 15:43

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là loại quả quen thuộc được bày bán 4 mùa và là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong bữa cơm vì những giá trị dinh dưỡng nó mang lại.

Mướp đắng đúng như cái tên của nó, được xếp vào nhóm rau củ có vị đắng nhất (cùng với măng đắng, rau cải mèo, ngọn đu đủ...). Tuy đắng nhưng vị đắng của các loại rau củ này thuộc loại "thuốc đắng giã tật" với giá trị thực dưỡng cao.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Mướp đắng giúp khai vị, kiện tỳ, là loại quả giúp kích thích ăn uống, tiêu viêm, giải nhiệt; làm ổn định đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường; chữa ho, thấp khớp, rôm sảy cho trẻ em và có tác dụng phòng chống bệnh ung thư...Mướp đắng còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, protein dồi dào, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và có mức giá khá rẻ so với các loại rau củ thực dưỡng khác.

Dù mang nhiều tác dụng bổ dưỡng như vậy, thế nhưng nhiều người lại khá e dè với các món ăn chế biến từ mướp đắng bởi vị đắng của nó. Hãy thử nghiệm các cách bên dưới, bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện món mướp đắng không còn khiến bạn phải "nhăn mặt" khi nếm thử nữa.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Mua mướp đắng

Với mướp đắng rừng, chúng được trồng chủ yếu ở khu vực rừng núi. Trái nhỏ, ngắn, hơi tròn, nhiều gai xếp dày đặc, có màu xanh đậm, thịt quả ít nhưng hạt nhiều. Chúng có vị rất đắng nên thường được dùng với mục đích chữa bệnh hơn là nấu ăn.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Với mướp đắng đèo, đây là cách gọi cho các loại mướp đắng nhà trồng, không phun thuốc hay bón phân, vỏ xù xì, gai dày, trái săn và có màu xanh đậm. Trái to cỡ bàn tay và có vị đắng ngang ngửa mướp đắng rừng.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Mướp đắng thường: quả to, gai quả nở thành các múi lớn, thân quả bóng mượt, có màu xanh sáng nhạt hơn mướp đắng rừng hoặc có màu xanh đậm như mướp đắng rừng nhưng thân quả dài, to hơn hẳn, múi gai nhỏ, dày đặc. Mướp đắng thường thì quả xanh nhạt sẽ ít đắng hơn quả có màu xanh đậm.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Khi mua, bạn nên chọn quả có thân thuôn dài, ít bị dập nát và còn cuống tươi xanh. Quá trình sơ chế cũng có thể khiến mướp đắng bớt đắng đi nếu biết cách làm đúng: bổ đôi quả mướp đắng theo chiều dọc, nạo sạch phần hột quả và cả phần cùi trắng nằm sát với lớp thịt quả vì đây là phần bao quanh hột quả - nơi có vị đắng nhất. Loại bỏ phần cùi trắng này, mướp đắng sẽ bớt vị đắng đi rất nhiều đấy.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Hãy ngâm mướp đắng trong nước muối khoảng 10-15 phút, vớt ra rửa lại nhiều lần với nước sạch để hết vị mặn và làm giảm vị đắng. Cách này còn khiến các múi gai được làm sạch tốt hơn, tránh tích tụ nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong kẽ múi. 

Gia vị

Theo người có kinh nghiệm thì vị mặn của muối có thể làm giảm vị đắng và tăng cường vị ngọt. Vì thế, hãy cho muối ăn vào khi chế biến mướp đắng. Các gia vị khác như bột ngọt, đường, bột nêm hay nước mắm có thể làm tăng mùi vị nhưng không có tác dụng gì để giúp giảm vị đắng cả. Ngoài ra, kết hợp nấu cùng các thực phẩm khác như trứng, thịt băm hay tôm, đậu phụ, lá tía tô cũng làm giảm vị đắng của chúng do có thêm nhiều hương vị thêm vào món ăn.

Ảnh: Internet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

09:10 , 27/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

09:00 , 23/04/2025

Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

10:08 , 22/04/2025

Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.