Những cách ít được biết đến để ngăn ngừa các vấn đề dạ dày
Dạ dày khó chịu có thể do đầy hơi, trào ngược axit hoặc do rối loạn tiêu hoá... Dưới đây là những cách làm dịu sự khó chịu trong dạ dày.
Ăn ớt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề về dạ dày bằng nhiều cách. Ớt là một phương thuốc tự nhiên và có thể làm giảm đau và khó chịu trong dạ dày. Ngoài ra, nó thực sự có thể làm giảm độ chua, chống loét dạ dày tá tràng và tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định. Bên cạnh đó, ăn ớt giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những người có cơ địa nóng không nên ăn ớt. Và lưu ý rằng bạn nên kết hợp ớt với các thực phẩm khác khi ăn.
Yoga: Nhiều tư thế yoga có thể giúp bạn cải thiện thể chất và tăng nhu động ruột, chuyển động thức ăn qua đường ruột. Ngoài ra nó làm giảm sự căng thẳng có thể gây ra rối loạn dạ dày như hội chứng ruột kích thích. Ví dụ tư thế gập gối (Apanasana) có thể giúp bạn giảm đau và đầy hơi. Và tư thế vặn mình (Supine Twist) sẽ làm dịu vùng bụng của bạn.
Gừng có ảnh hưởng đáng kinh ngạc đến sức khỏe dạ dày. Nó làm giảm viêm giống như aspirin hoặc ibuprofen. Nó thúc đẩy lưu thông máu hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Gùng giúp thực phẩm dễ dàng tiêu hóa, cho phép chúng ta hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, nó ngăn ngừa khí và thư giãn các cơ của đường ruột, giúp chúng ta giảm đau dạ dày.
Mù tạt: Mặc dù nó có vẻ hơi khó tin, nhưng ăn một muỗng canh mù tạt hàng ngày có thể là một bổ sung thực sự tuyệt vời. Nó có một số tác dụng chống viêm và kháng acid mạnh có thể làm giảm hoặc thậm chí chữa lành các cơn đau dạ dày của bạn.
Bạc hà: Tinh dầu bạc hà là một chất chống co thắt rất mạnh giúp làm dịu bụng của chúng ta. Nó có thể giải quyết các vấn đề của hệ thống tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu, chuột rút, buồn nôn, khí và thậm chí cả hội chứng ruột kích thích (IBS).
Gạo: Cùng với khoai tây, yến mạch và các loại thực phẩm có tinh bột khác, gạo dễ tiêu hóa và nó có tác dụng làm dịu. Thực phẩm như vậy không ở lại lâu trong dạ dày và không kích thích trào ngược axit.
Chườm nóng: Một túi chườm nóng đặt trên vùng bụng có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, căng thẳng và chuột rút. Bạn có thể sử dụng một chai chứa đầy nước nóng, chăn điện nóng,... Đặt nó lên dạ dày của bạn trong vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn.
Soda: Natri bicarbonate trong nước soda giúp trung hòa axit dạ dày, đây là một cách để điều trị chứng ợ nóng. Ngoài ra, khí carbon dioxide ngăn ngừa ợ hơi, có thể giúp giảm áp lực và đau ở dạ dày.
Tinh dầu: Phương pháp này có thể đánh bại nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày như: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là đau bụng kinh. Bạc hà, gừng, húng quế, thì là, dừa, và các loại dầu khác có thể giảm đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Chỉ cần thoa một vài giọt lên bụng và xoa bóp nhẹ nhàng. Tinh dầu cũng có thể làm tăng tâm trạng của bạn.
Theo CTV Vi Linh/VOV.VN (Nguồn Brightside)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.