Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt
Móng mọc đâm khóe khá phổ biến, xảy ra khi góc của móng chân mọc lệch và đâm vào da thịt mềm.Tình trạng này gây đau đớn nếu không được xử lý.
Ngâm chân với muối Epsom: Ngâm chân vào nước ấm với muối Epsom sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức. Ngoài ra, móng chân sẽ mềm hơn và dễ cắt hơn sau đó.
Sử dụng giấm táo: Giấm táo được biết đến với chất khử trùng và chất chống viêm. Nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm sưng nhanh chóng. Ngâm một miếng bông trong giấm táo rồi đặt lên ngón chân và giữ nó như thế trong vài giờ để có hiệu quả tốt nhất.
Bột nghệ: Bột nghệ có chất chống viêm và giảm đau, vì vậy nó sẽ làm giảm sưng và đau do móng chân mọc lệch. Trộn 1/2 muỗng cà phê bột nghệ với 1/2 muỗng canh dầu mù tạt. Bôi hỗn hợp này lên ngón chân bị đau và giữ nó trong khoảng một giờ. Lặp lại quy trình 2-3 lần mỗi ngày.
Nước cốt chanh và mật ong: Chanh và mật ong có tác dụng kháng khuẩn tuyệt vời trên da. Chúng sẽ chống lại sự nhiễm trùng có thể xảy ra ở ngón chân bị thương. Chấm một giọt nước cốt chanh và một ít mật ong lên ngón chân. Che lại bằng băng ý tế và để nó qua đêm. Lặp lại quy trình mỗi tối cho đến khi ngón chân trở nên tốt hơn.
Giữ móng bằng bông: Để giữ móng chân của bạn nâng lên một chút, hãy đặt một miếng bông nhỏ bên dưới. Cố gắng thay đổi bông thường xuyên, đặc biệt là sau khi ngâm trong bồn ngâm chân. Làm cách này cho đến khi khóe chân bị thương lành lại.
Nhấc móng bằng chỉ nha khoa: Điều này làm dễ dàng hơn sau khi ngâm chân, làm cho da và móng mềm hơn. Cẩn thận nhấc mép móng chân mọc lệch bằng một sợi chỉ nha khoa sạch. Lặp lại quy trình này mỗi lần sau khi ngâm chân.
Cắt móng chân một cách chính xác. Để ngăn chặn móng chân mọc ngược xuất hiện trở lại, hãy tìm hiểu cách cắt móng đúng cách.
Luôn bắt đầu cắt tỉa ở các cạnh, chứ không phải ở phần giữa. Tránh các cạnh sắc nhọn. Đừng cắt móng quá ngắn, vì chúng có thể đào sâu vào da của bạn khi chúng tiếp tục phát triển. Cắt móng chân 2-3 tuần một lần.
Mang giày, dép thoải mái: Chọn gày và dép hở mũi để mang lại sự thoải mái cho ngón chân của bạn. Trên thực tế, giày quá chặt sẽ gây khó chịu và là một trong những lý do khiến móng chân mọc lệch và đâm vào da ngay từ đầu. Giày cao gót cũng không phải là một lựa chọn tốt vì chúng tạo thêm áp lực cho các ngón chân.
Đi khám bác sĩ: Nếu các biện pháp trên không giúp ngón chân của bạn tốt hơn trong 2-3 ngày, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi tại chỗ.
Theo Hải Yến/VOV.VN (Nguồn Brightside)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.