Những câu chuyện xúc động về tình nghĩa đồng chí, đồng đội của những người lính Điện Biên
(TTV) - 65 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ " lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", dẫu rằng thời gian đã phôi pha nhưng tình cảm của những người đồng chí, đồng đội của những năm tháng gian khó, hiểm nguy " 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt máu trộn bùn non, chân không lún, chí không sờn" vẫn còn thủy chung, son sắt trong trái tim những người cựu chiến sĩ Điện Biên.
Cựu chiến binh Phạm Đức Cư - Nguyên cán bộ thông tin tiểu đoàn 394,Trung Đoàn pháo cao xạ 367, Đại đoàn 351 - người đã góp phần viết nên huyền thoại đường kéo pháo năm xưa. So với tuổi 90 ông còn khá minh mẫn, nhưng sức thì yếu đi nhiều. Ông vừa qua cơn bạo bệnh cách đây chưa lâu, nhưng khát khao được thăm lại người đồng chí, đồng đội đã giúp ông cùng chúng tôi vượt qua hơn 4 km đường đèo dốc để lên tới dốc Chuối - nơi anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh trên con đường kéo pháo năm xưa.
![]() |
Chúng tôi đi trên con đường kéo pháo năm xưa, những con đèo dựng đứng với độ dốc lên đến 70% nối tiếp nhau khiến chúng tôi đứng tim. Trái với lo lắng của chúng tôi về căn bệnh huyết áp cao có thể tái phát, người lính già vẫn bình thản một cách kỳ lạ. Ngày ấy, mỗi tiểu đoàn của cựu chiến binh Phạm Đức Cư nhận 12 khẩu pháo cao xạ 37 ly và 12 khẩu 12 ly 7 để kéo vào trận địa. Để đưa mỗi khẩu pháo hơn 2 tấn vượt núi cao chỉ bằng sức người quả là vượt quá sức tưởng tượng của những người sản xuất loại khí tài này. Vậy mà, từng khẩu pháo khổng lồ đã được những người chiến sĩ pháo binh “chân đồng, vai sắt” đưa lên tận đỉnh Pha Sông. Trong đêm tối một bên là vách núi, một bên là vực sâu thăm thẳm, những khẩu lệnh ngắn gọn, đơn giản của người chỉ huy đã trở thành sức mạnh gắn kết tinh thần, tạo nên ý chí, nghị lực phi thường, giúp những người pháo binh khắc phục mọi gian khó, hiểm nguy, đưa pháo vượt 15 km núi cao, đèo sâu để vào trận địa an toàn. Cựu chiến binh Phạm Đức Cư nhớ lại: Thời ấy đường kéo pháo rất hẹp, đường hẹp trời mưa trời lầy mà dốc thì xuôi về phía ta li âm cho nên kéo pháo khó khăn gian khổ. Lúc đầu các chiến sĩ còn có giày đi, nhưng sau một tuần chân không đạp đất kéo pháo. Tay bám chặt dây tời vì chỉ một chút mất tập trung, chủ quan là cả người và pháo đều rơi xuống vực.
Sau 7 ngày đêm gian khổ, pháo của quân đội ta đã được kéo vào trận địa. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu tình hình của địch, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ quyết định thay đổi sang phương châm "đánh chắc, thắng chắc". Để đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch, các đơn vị bộ đội được lệnh kéo pháo ra khỏi trận địa cũ, di chuyển đến trận địa mới. Với quyết tâm còn cao hơn núi, bộ đội ta một lần nữa lại phải đương đầu với đèo cao, vực thẳm và bom đạn, bí mật kéo pháo rời khỏi lòng chảo ra địa điểm tập kết an toàn. Chính trong lần kéo pháo này, chiến sỹ Tô Vĩnh Diện, một người con của quê hương Thanh Hoá đã hy sinh thân mình để cứu pháo, không để pháo rơi xuống vực tại dốc Chuối, nêu một tấm gương sáng chói cho đồng đội trước khi chiến dịch nổ súng.
Cựu chiến binh Phạm Đức Cư vẫn nhớ rõ giây phút trước khi trút hơi thở cuối cùng, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện còn gắng gượng hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí”. Ngày ấy đám tang liệt sĩ Tô Vĩnh Diện được âm thầm tổ chức trong rừng, vì chiến dịch chưa mở màn, phải giữ bí mật cho con đường kéo pháo nên không có hương khói thắp trên mộ anh, không có tiếng súng vĩnh biệt. Biến đau thương thành hành động, với quyết tâm dâng cao ngùn ngụt, đồng đội của anh đã đưa pháo vào mặt trận để giành thắng lợi cuối cùng.
Người cựu chiến sĩ pháo binh này đã phải chờ đợi suốt 65 mùa hoa ban nở để thăm lại nơi mà anh hùng Tô Vĩnh Diện, người con xứ Thanh, đã quả cảm hi sinh cứu pháo tại đây. Giọng nghẹn ngào xúc động ông đọc tặng người đồng đội chung một chiến hào bài thơ năm xưa bài thơ “Anh đi để lại nỗi sầu/ Cho người ở lại mái đầu còn xanh/ 65 mùa giỗ tôi vào viếng anh/ Mái đầu đã bạc tuổi thành đã cao/ Gió ru anh ngủ yên lành/ Trong lòng đất mẹ nghĩa tình nước non.” Cuộc trùng phùng xúc động giữa hai người đồng chí, đồng đội đã sát cánh bên nhau trong những năm tháng gian khó, hiểm nguy giờ đã ở hai thế giới, khiến đoàn làm phim chúng tôi vô cùng xúc động.
Cựu chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp thuộc tiểu đoàn 166, Trung Đoàn 209, Trung đoàn 312 và Hoàng Công Đẩy ở Trung đoàn 165, thuộc Đại Đoàn 312 năm nay đã ngoài 90 tuổi, sức khỏe đã yếu và việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ngay khi chúng tôi đặt vấn đề đưa các thăm lại chiến trường xưa các ông đã nhận lời rất nhanh. Bởi vì đối với các ông, việc quay lại nơi mình đã chiến đấu để thay mặt những người đồng đội đã nằm xuống kể những câu chuyện lịch sử hào hùng cho thế hệ sau là mong muốn, cũng là trách nhiệm của các cựu chiến sĩ Điện Biên này.
![]() |
Ông Chấp và ông Đẩy đều tham gia vào trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Cứ điểm đồi Him Lam và đồi Độc Lập. Hai ngọn đồi ấy đều ở trên cao, quả là quá sức để leo lên đối với hai ông. Nhưng với trí tuệ và sức lực còn lại đã kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng và xúc động về trận đánh mở màn quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Sau một ngày tác nghiệp cùng chúng tôi, mặc dù rất mệt chúng tôi phải dìu các ông đi nhưng những người cựu chiến sĩ Điện Biên muốn chúng tôi đưa các ông vào nghĩa trang đồi Độc Lập để chào đồng chí, đồng đội. Bên những hàng bia mộ xếp hàng dọc, hàng ngang như hình bóng của đội quân trước giờ xung trận. Các ông tâm sự: “Ngày ấy dẫu biết là sẽ hy sinh nhưng đồng đội tôi vẫn tiến lên phía trước, họ đã ngã xuống như những người anh hùng. Chúng tôi là những người may mắn được chứng kiến chiến thắng đã đổ bằng biết bao mãu xương của đồng đội mình”. Nhìn bàn tay nhăn nheo, run rẩy mà người lính già châm điếu thuốc để mời đồng đội, chúng tôi có cảm giác như tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó trong khó lửa năm xưa vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn bất chấp thời gian, bất chấp cách biệt của 2 thế giới khiến chúng tôi rơi nước mắt.
Những người dân phường Mường Thanh đã quen thuộc với hình ảnh người lính già ngày nào cũng thong thả hướng về phía di tích lịch sử đồi A1 - ông chính là cựu chiến sĩ Điện Biên Phủ Mai Văn Sinh. Sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, 17 tuổi ông đã ra nhập đại đoàn 304 và tham gia giải phóng Hồng Cúm. Sau giải phóng Điện Biên, ông đã chọn mảnh đất mình đã góp công giải phóng để an cư, lập nghiệp.
![]() |
Bước chân đã chậm, nhưng người lính già vẫn cố gắng leo lên đồi, người lính già thắp hương cho đồng đội và kể những câu chuyện về những ngày đạn bom khói lửa ác liệt cho du khách khi đến thăm quan cứ điểm đồi A1. Từ di tích lịch sử đồi A1, ông vào viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 ngay bên cạnh. Hành động đầu tiên của người cựu chiến binh này là giơ tay chào đồng đội, cái cách chào theo kiểu nhà binh khiến chúng tôi thấy ấm lòng. Ông ngồi xuống bên hàng bia một, bàn tay run run dọn từng chiếc lá, ngọn cỏ trên mộ đồng đội. Thắp nén tâm nhang thay cho lời chào, lời tâm sự ông gửi tới những người đồng đội đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho vùng đất này. Thời gian đã phôi pha nhưng hình bóng của đồng chí, đồng đội của những ngày tháng gian khổ, ác liệt “ mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không sờn” vẫn khắc ghi trong tim những người còn sống khiến chúng tôi xúc động khôn nguôn.
Những câu chuyện xúc động về tình nghĩa đồng chí, đồng đội sau bao năm vẫn vẹn nguyên trong trái tim của những cựu chiến sĩ Điện Biên khiến chúng tôi càng thêm biết ơn và kính trọng những con người vĩ đại của thế kỷ 20- những người đã làm nên chiến thắng " Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu".
Mai Ngọc - Dương Ngân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vẻ đẹp thác Mây, huyện Thạch Thành
Nằm trên địa bàn xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành, Thác Mây được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất xứ Thanh.

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch thác Mây năm 2025
Sáng ngày 17/5, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành đã khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với khai trương du lịch Thác Mây năm 2025.

Hội thảo khoa học phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa
Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay".

Gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ
Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay đã có gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ.

Sầm Sơn – Điểm hẹn mùa hè
Sầm Sơn - một thành phố nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển dài, cát trắng mịn và làn nước trong xanh. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn bởi những địa danh gắn liền với truyền thuyết và lịch sử và hạ tầng du lịch hiện đại như Quảng trường biển và hệ thống khách sạn, resort cao cấp.

Sức hút từ du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được nhiều khách du lịch quan tâm khi đến Thanh Hoá. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút du khách.

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản
Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển
Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước
Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.