Đường dây nóng: 0237 3721150

Những cây thuốc mang tên chuột

Con chuột tuy bị ghét bỏ, nhưng nhiều loại cây mang tên chuột lại là các vị thuốc quý.

26/01/2020 23:55
Cây tai chuột

Cây tai chuột: Có vị hơi chua, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thông sữa và giảm viêm, được dùng để trị bỏng, móng tay lên chín mé, tiểu vàng, khí hư, sưng tấy, bệnh lậu và dùng để lợi sữa.

Một số bài thuốc từ cây tai chuột:

Chữa phù thũng: Lá tai chuột, thài lài tía, rễ cỏ xước, bông mã đề mỗi thứ một nắm, đem sao qua rồi sắc lấy uống. Dùng mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa viêm tiết niệu, thận nhiệt: Rễ cỏ tranh, lá bạc thau mỗi thứ 30 g, tai chuột 40 g đem sắc lấy nước uống.

Giảm ho và long đờm: Lá táo chua 40 g, tai chuột 30 g nấu nước uống.

Chữa chín mé, áp xe và viêm tấy: Tai chuột tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên nơi đau nhức.

Cây đuôi chuột: Là một cây thuốc quý có thể chữa được rất nhiều bệnh với nhiều bài thuốc khác nhau.

Cây đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh, có thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu phù, giảm đau, chữa sốt rét, viêm nhiễm đường tiểu, sỏi niệu, phong thấp, viêm họng, sốt rét, rắn cắn… Nước ép từ lá, rễ hoặc toàn thân của cây đuôi chuột còn được dùng để chữa các bệnh như đau đầu, đau tai, giang mai, vàng da, đau thần kinh, kiết lỵ, điều hòa kinh nguyệt…

Một số bài thuốc từ cây đuôi chuột:

Chữa bệnh viêm họng: 50 g đuôi chuột tươi giã nát, vắt nước, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước dần.

Chữa chấn thương bầm giập: Dùng một ít đuôi chuột và cỏ cứt lợn giã nát với nhau rồi đắp lên vết thương.

Chữa viêm đường tiết niệu: Đuôi chuột 40 g, kim ngân hoa 10 g, mã đề, dây bòng bong mỗi vị 30 g sắc nước uống.

Trị ho: 20-30 g cây đuôi chuột khô sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 500 ml nước uống trong ngày. 

Trị mụn nhọt ngoài da: Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài da, cách dùng này sẽ giúp các vùng da bị mụn nhọt, viêm nhiễm có mủ sẽ sớm lành do tính chất kháng viêm của cây đuôi chuột.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2: Lá, ngọn đuôi chuột khô 30 g hãm nước uống hằng ngày.

Đứng hàng đầu trong bảng công hiệu lợi tiểu. Nước ép từ quả dưa chuột có thể điều tiết huyết áp, dự phòng cơ tim căng thẳng quá mức, xơ cứng động mạch. Ngoài ra dưa chuột còn có tác dụng khỏe hóa hệ thống thần kinh, làm tăng trí nhớ, dưỡng tóc và móng, trị nứt nẻ môi, mịn da mặt.

Cây đuôi chuột

Cây dưa chuột:

Một số bài thuốc từ quả dưa chuột:

Trị mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa: Dưa chuột 500 g rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước rồi hòa với 20 ml mật ong, uống trong ngày.

Giảm cân: Dưa chuột và bí đao mỗi loại 500 g gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái miếng rồi ép lấy nước, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.

Giảm huyết áp, thanh lọc thận: Dưa chuột 300 g, bình quả (loại táo to nhập từ nước ngoài) 200 g, chanh 100 g. Dưa chuột và táo gọt bỏ vỏ, chanh để nguyên vỏ, bỏ hạt, tất cả thái lát đem ép lấy nước, pha thêm một chút muối, uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị phù thũng: Vỏ dưa chuột và vỏ bí đao mỗi loại 100 g rửa sạch, sắc với 500 ml nước trong 30 phút rồi bỏ bã lấy nước, pha thêm một chút muối, uống trong ngày.

Trị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang: Dưa chuột 300 g, củ cải 100 g, mật ong 15 ml. Dưa chuột và củ cải rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa thêm mật ong, uống trong ngày.

Cây sầu đâu cứt chuột: (còn gọi là nha đảm tử, chù mển, khổ luyện tử, hạt khổ sâm, nha đảm tử, bạt bỉnh, cứt cò) tính hàn, vị đắng, có tác dụng ức chế hoạt động và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng điều trị sốt rét, bệnh lỵ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi. Bộ phận được dùng làm thuốc là quả được phơi hoặc sấy khô.

Một số bài thuốc từ quả sầu nha đảm tử:

Trị sốt rét: Rửa sạch 1 g quả nha đảm tử với nước muối rồi sấy hoặc phơi khô. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600 ml nước lọc đun lửa nhỏ cho đến khi lượng nước còn một nửa. Sử dụng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Uống liên tiếp 4-5 ngày sẽ nhận thấy bệnh thuyên giảm.

Trị bệnh lỵ mạn tính do amip: Nha đảm tử và bách thảo sương mỗi loại 20 g, rửa với nước muối và mang đi phơi khô. Sau khi phơi khô, tán nhuyễn dược liệu, rồi trộn với 20 g sáp ong và tạo thành viên. Mỗi ngày dùng 10 g thuốc viên với nước lọc. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Trị bệnh lỵ cấp tính do amip, đại tiện ra máu, có sốt: Nha đảm tử, hoàng liên gai, bồ kết, hạt cau, đại hoàng, hạt dưa hấu mỗi loại 20 g, rửa sạch với nước muối rồi sấy hoặc phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Lấy 10 g bột dươc liệu hòa tan cùng với 300 ml nước ấm, uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Trị viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, sỏi túi mật: Nha tử đảm 10 g, kim tiền thảo và nhân trần mỗi loại 40 g, sài hồ và mã đề mỗi loại 16 g, chi tử 12 g, uất kim và chỉ xác mỗi loại 8 g, đại hoàng 4 g rửa sạch với nước muối, sau đó phơi hơi héo rồi sao vàng. Cho những vị thuốc đã sao vào nồi, rót thêm 1,5 lít nước và sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó chắt lấy phần nước thuốc, uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày.

Kiêng kỵ: Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư yếu tuyệt đối không dùng nha đảm tử.  Người có tỳ vị hư nhược, người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, bệnh thận, chảy máu ruột dạ dày không nên dùng.

Vị chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng chữa viêm tuyến mang tai (tuyến nước bọt), tràng nhạc, bệnh đường tiết niệu, rắn cắn. Dân gian còn dùng toàn cây đem về phơi râm, sau đó sao lên, sắc nước uống chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đi ngoài ra phân xanh.

Cây lưỡi mèo tai chuột

Cây lưỡi mèo tai chuột:

Một số bài thuốc từ cây lưỡi mèo tai chuột:

Trị viêm tuyến mang tai: Lưỡi mèo tai chuột, chàm mèo mỗi loại 15 g sắc nước uống.

Trị bệnh đường tiết niệu: Lưỡi mèo tai chuột 15 g, kim tiền thảo 30 g sắc nước uống.

Cây cóc chuột: Lá mầm chứa nhiều dầu, vỏ cây chứa nhiều tanin. Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh, lở loét. Lá hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể. Nước sắc vỏ dùng trị đau răng.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ

09:01 , 02/07/2025

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi

08:05 , 02/07/2025

Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

08:03 , 02/07/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

18:10 , 01/07/2025

Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

08:25 , 01/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

21:58 , 30/06/2025

Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

21:36 , 30/06/2025

Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

07:20 , 30/06/2025

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

08:04 , 29/06/2025

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

14:12 , 28/06/2025

Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.