Những chú ý khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, sốt xuất huyết khởi phát khá đột ngột và thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Để tránh biến chứng nặng, dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc và theo dõi trẻ mắc sốt huyết tại nhà.
Với trẻ mắc sốt xuất huyết khi chăm sóc và theo dõi tại nhà, cha mẹ khi thấy trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 - 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều sau 4 -6 giờ/lần nếu trẻ có sốt lại. Có thể kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Trẻ cần được ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau…Cha mẹ cần chú ý, tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị, phòng bệnh.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, quan trọng nhất là phòng tránh muỗi đốt trẻ; cho trẻ ngủ màn, kể cả ban ngày; không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt. Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi. Đồng thời trong các gia đình phòng muỗi truyền bệnh bằng cách diệt loăng quăng, bọ gậy; đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ…; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.
Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.