Những con bọ cánh cứng sống trong môi trường kì lạ nhất trên Trái Đất
Các tầng ngậm nước ngầm ở các mỏ vàng Tây Úc là một điểm nóng về đa dạng sinh học cho bọ cánh cứng dưới nước.
Tuy nhiên, những con bọ cánh cứng này không có cơ hội tiếp cận với của bọ lặn trên mặt đất, chúng bắt bong bóng không khí trên bề mặt và sử dụng chúng như những “bể lặn”.

Lần đầu tiên, một nghiên cứu gần đây đã giải thích làm thế nào những con bọ này có thể phát triển mạnh trong một môi trường khắc nghiệt như vậy.
Các tầng ngậm nước mà những con bọ cánh cứng này sống gần như là một thế giới khác trong một lớp đá xốp thường bị cắt khỏi bề mặt bởi đất và các loại đá khác ngăn không khí hoặc nước đi qua.
Tiến sĩ Karl Jones đến từ Đại học Adelaide nói rằng, bọ lặn dưới mặt đất tồn tại ở các lục địa khác, nhưng sự phức tạp của các tầng chứa nước Tây Úc lại hoàn toàn khác.
“Chúng tôi biết khoảng 100 loài từ 50 tầng ngậm nước. Đây có thể là một đô thị thực sự nhộn nhịp ở dưới đó”, ông Jones Jones nói.
Quan sát những con bọ cánh cứng trong môi trường sống tự nhiên của chúng sẽ gần như không thể, vì vậy Jones phải bắt một số con để nghiên cứu.
Giống như các loài côn trùng thủy sinh khác, bọ lặn sử dụng hô hấp ở da, thở qua da của chúng. Giống như cá, chúng thu thập oxy hòa tan trong nước, nhưng ép oxy qua da rất khó, và vẫn khó hơn đối với những con bọ lớn hơn với lớp da dày hơn.
Một số côn trùng thủy sinh khác đã tạo ra các sửa đổi, các đặc điểm giống như lông, mở rộng diện tích bề mặt của chúng và chứa các ống khí quản để thu thập thêm oxy.
Jones tiết lộ, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nắm bắt được chính xác chế độ ăn của những con bọ này. Nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, chúng dường như đánh giá cao những con giun tươi và loài giáp xác nhỏ mà chúng được cho.
Minh Long/Dân Trí (Theo IFL Science)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

85% người Việt dùng ứng dụng Zalo
Theo báo cáo mới nhất của Decision Lab, với 78 triệu người dùng thường xuyên, nền tảng Zalo đang dẫn đầu về tỷ lệ người Việt sử dụng, vượt qua cả facebook, viber, telegram.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.