ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới là nghĩa vụ toàn dân. Tại các xã trên tuyến biên giới có nhiều già làng, trưởng bản, đảng viên, người có uy tín, những hộ dân sống gần đường biên giới đã cùng với bội đội biên phòng bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và họ được ví như những “cột mốc sống”.

23/12/2023 09:51

Cũng như mọi lần đi kiểm tra cột mốc, chị Phan Thị Náy - vợ anh Phan Văn Cấu, người dân tộc Dao ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, chuẩn bị cho chồng và người cháu, cơm nắm, nước uống và những vận dụng quen thuộc. Chuyến đi của 2 bác cháu qua nhiều cánh rừng, vượt dốc cao lên đỉnh núi Kéo Táp, cao gần 2.000 mét so với mặt nước biển để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc 286. Đây cũng chính là Cột mốc mà cha anh, Già làng Phan Văn Xiết tình nguyện bảo vệ, chăm sóc như người thân của gia đình mình trong suốt hơn 30 năm qua. Trước khi qua đời năm 2019 cha anh đã trao lại nhiệm vụ thiêng liêng này cho anh và các cháu trong dòng họ để tiếp tục đảm nhận trông coi, anh Cấu chia sẻ, với tôi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc không chỉ là trách nhiệm, mà là tâm nguyện của cha anh và là truyền thống của gia đình anh từ đời ông nội, mặt khác đó còn là niềm tự hào, hạnh phúc, do vậy, tôi thường xuyên đưa các cháu trong gia đình đi cùng để các cháu nhận thức trách nhiệm cao cả sau này.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 1.

Anh Phan Văn Cấu, Bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước khi mất, bố dẫn con cháu đi thăm mốc, hướng dẫn bảo vệ, quét dọn, lau chùi, có dấu hiệu gì thì báo cho biên phòng và chính quyền. Hiện, chúng tôi vẫn thương xuyên thăm mốc và còn tuyên truyền cho nhân dân trong bản để cùng bảo vệ cột mốc quốc gia".

Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ anh Giàng A Chìa, người dân tộc Mông ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát đã có thời gian hơn 20 năm tự nguyện đăng ký tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, dù thời tiết nắng nóng hay mưa rét cứ mỗi tháng một lần, những dấu chân của anh đã quá đỗi thân quen, in đậm trên cung đường rừng hơn 10 Km để kiểm tra, bảo vệ, đường biên cột mốc, như những lần khác anh vẫn cần mẫn phát quang những cây cỏ xung quanh cột mốc, kiểm tra tỷ mỷ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu đường biên cột mốc là báo cáo ngay cho Bộ đội biên phòng xử lý.

Hôm nay, cùng với cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Tam Chung tiến hành tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới, ngoài những hành trang đi rừng cần thiết anh Giàng A Chìa còn mang theo một can nước sạch. Được biết Đồn biên phòng Tam Chung có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 4 cột mốc (từ Mốc 270 đến Mốc 273), 8 km đường biên giới. Khu vực này quanh năm mây mù bao phủ, nơi có những cánh rừng nguyên sinh luôn ẩm ướt nên các cột mốc thường bị rêu xanh bám vào, khi đi tuần tra, phải mang theo nước sạch lau chùi để cột mốc luôn sạch sẽ.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 2.

Anh Giàng A Chìa, Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước Bộ đội biên phòng đi tuần mốc em cũng hay đi theo, đi cùng với bộ đội, lớn lên, năm 2012 mốc này thay thành 270, em đăng kí trông coi, em cũng đi thăm mốc, ngoài bản thì có tuyên truyền cho hộ dân, cột mốc là cột mốc chung, mọi người cũng có trách nhiệm bảo vệ".

30 năm âm thầm tuần tra biên giới, bảo vệ đường biên cột mốc và giúp bà con phát triển kinh tế, già làng Hà Văn Chốn đã nhận được hàng chục tấm bằng khen của các cấp, các ngành trao tặng, với ông phần thưởng lớn hơn chính là sự quan tâm ủng hộ của nhân dân trong bản và sự tin tưởng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Mìn... Từng là bộ đội rồi khi xuất ngũ về địa phương, gia làng Hà Văn Chốn vẫn mang trong mình phẩm chất của người lính, ý thức bảo vệ Biên giới vẫn thôi thúc ông không ngừng nghỉ, ở bản Yên ông đã tuyên truyền cho con cháu, dòng họ và bà con nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước các hiệp định, quy chế biên giới, hơn thế nữa ông còn lập ra đội tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc. Theo lịch mỗi tháng một lần, hôm nay chỉ huy Đồn Biên phòng Mường Mìn tổ chức gặp gỡ 4 già làng, người tham gia bảo vệ 4 cột mốc trên địa bàn đơn vị quản lý, qua đó nhằm trao đổi thông tin, nắm tình hình có liên quan để kịp thời xử lý.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 3.

Già làng Hà Văn Chốn, Bản Yên, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn cho biết thêm: "Tôi cũng là cựu chiến binh, vào sinh ra tử ở chiến trường rồi, chả có nhẽ mình về rồi còn không giữ trọn vẹn với Tổ quốc, tôi mạnh dạn đăng ký với biên phòng, thường tôi còn rủ cả bà đi để cho có bạn có bè, đến năm nay có 4 anh em phải nói là rất tốt, phát hiện ra có gì sứt mẻ là báo lại với đồn. Từ khi tham gia, trường hợp xâm lấn lẫn nhau cả 2 bên không xảy ra, an ninh biên giới ổn định".

Mặc dù tuổi cũng đã cao, nhưng do thường xuyên rèn luyện trong lao động sản xuất, già làng Lang Minh Huyến ở bản Khẹo, xã Bát Mọt vẫn giữ được sức khỏe và sự dẻo dai. Nhiều năm qua, ông đã tự nguyện đăng ký tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Dù thời tiết nắng nóng hay mưa rét, cứ mỗi tháng một lần, những dấu chân của ông lại in trên cung đường rừng, cùng với cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Bát Mọt tuần tra, kiểm tra, bảo vệ đường biên cột mốc.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 4.

Ông Lang Minh Huyến, Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lang Minh Huyến, Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi tham gia bảo vệ đường biên cột mốc cùng an hem chiến sỹ biên phòng từ năm 2014, có giấy chính thức năm 2016, là người dân Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ cột mốc để làm sao cột mốc được nguyên vẹn và biên giới mãi bình yên".

Đồn Biên phòng Bát Mọt có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,23 km đường biên giới, 9 mốc quốc giới, tiếp giáp với cụm bản Thà Láu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tình hình an ninh trật tự có nhiều phức tạp. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua, cấp ủy, Chỉ huy Đồn Biên phòng Bát Mọt đã chủ động phối hợp với Đảng ủy xã Bát Mọt xây dựng và triển khai quy chế phối hợp trong hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh trật tự địa bàn, tích cực tham gia phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới".

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 5.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 6.

Bà Lương Thị Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân

Bà Lương Thị Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân cho biết: "Ngoài việc bộ đội biên phòng và xã phối hợp với nhau rất chặt chẽ, trong đó có vai trò của người có uy tín, già làng trưởng bản rất quan trọng, họ có tiếng nói, tuyên truyền cho Nhân dân và chính sách pháp luật để nói cho dân hiểu và làm theo".

Tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn dài 192 km; tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn (Lào). Hiện nay trong tỉnh có 1 tập thể, 19 hộ gia đình, 90 cá nhân đăng ký bảo vệ 213,6 km đường biên và 92 mốc quốc giới; 768 tổ an ninh trật tự thôn bản, với 2.415 thành viên tham gia với nhiều mô hình, điển hình tiên tiến như: "Thanh niên làm chủ đường biên", "Tổ an ninh tự quản", "Già làng, trưởng bản cùng dòng họ, con cháu đăng ký quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc", "Thôn, bản không có tội phạm"... Điều ý nghĩa nhất là người dân coi việc bảo vệ đường biên, cột mốc không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của mình.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 7.

Những “cột mốc sống” nơi biên giới Việt Lào- Ảnh 8.

Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Già làng, trưởng bản chúng tôi xác định là người có uy tín, là tấm gương ở bản, do vậy chúng tôi đã tập trung tuyên truyền, giáo dục để già làng, trưởng bản thấy được trách nhiệm của mình, tích cực bảo vệ đường biên, mốc giới, tham gia tuần tra mốc giới, tuyên truyền vận động bà con nhân dân họ hàng, anh em thân tộc 2 bên biên giới cùng chấp hành và bảo vệ cột mốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".

Có thể thấy, người có uy tín - những cột mốc sống nơi biên cương đã và đang gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Họ là những tấm gương sáng để lan tỏa, phát huy phong trào "Quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới". Qua đó, góp phần giúp lực lượng Bộ đội Biên phòng xây dựng vững chắc thế trận lòng dân nơi biên cương của Tổ quốc.

Nguồn: Chuyên mục Thông tin đối ngoại 21/12/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.