ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những điều chưa biết về Nhà hát Opera Sydney biểu tượng của Australia

Tròn 45 năm kể từ khi chính thức mở cửa vào ngày 20/10/1973, nhà hát Opera Sydney đã trở thành biểu tượng của đất nước Australia hiện đại.

20/10/2018 08:33

Kể từ khi khánh thành vào ngày 20/10/1973, nhà hát Opera Sydney đã trở thành biểu tượng của đất nước Australia, thu hút 8,2 triệu khách du lịch mỗi năm.

 

nhung dieu chua biet ve nha hat opera sydney bieu tuong cua australia hinh 1
Nhà hát Opera Sydney nhìn từ trên cao. Ảnh: CNN

Nhà hát Opera Sydney ngày nay không chỉ là điểm dừng chân thu hút khách du lịch, mà còn nhiều hơn thế. Từ kiến trúc phức tạp tới các quán bar và nhà hàng nổi tiếng, Di sản thế giới được UNESCO công nhận này còn vô vàn những điều bất ngờ khác.

 “Thế kỷ 20, Sydney thường được miêu tả là “Manchester bên bờ biển” vì nằm cạnh vịnh nước”, Bruce Barnett, một hướng dẫn viên ở nhà hát nói với CNN. “Nhà hát Opera Sydney đã trở thành biểu tượng của nước Australia hiện đại”.

 “Tòa nhà rất quan trọng và nó được mô tả là tòa nhà đã làm thay đổi một quốc gia”, Barnett nói. “Bỗng nhiên Australia lại nổi tiếng trên bản đồ thế giới. Chúng tôi không chỉ ăn uống, tới các bãi biển và lướt sóng, uống bia – chúng tôi cũng có cả văn hóa”.

Biểu tượng kiến trúc mới

Năm 1956, Australia tổ chức cuộc thi thiết kế nhà hát opera quốc gia. Ban giám khảo phải lựa chọn 1 thiết kế duy nhất trong số 233 tác phẩm gửi tới dự thi để trao giải thưởng trị giá 5.000 bảng.

Jorn Utzon là kiến trúc sư 38 tuổi người Đan Mạch, không mấy tên tuổi cho tới tháng 1/1957, khi ông được nêu tên là người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế về thiết kế “nhà hát opera quốc gia” trên bán đảo Bennelong Point của Sydney.

Vượt khỏi khuôn mẫu những tòa nhà hình hộp vô cùng phổ biến thời đó, thiết kế của Utzon chiến thắng vì lối thiết kế hình cong đặc trưng và các mái vòm khiến người ta liên tưởng tới những cánh buồm trắng hay hình con sò.

Tầm nhìn của Utzon về điêu khắc và xây dựng các đường cong trên bến cảng đã phá vỡ hoàn toàn với lối tạo hình khối vuông và tam giác của kiến trúc thời đó. Tất nhiên, kiểu kiến trúc này cũng cho thấy nó sẽ rất khó thực hiện bởi thế giới chưa từng có công trình nào được xây dựng theo lối kiến trúc tương tự.

Mô hình kiến trúc nhà hát Opera Sydney được giới thiệu tại Tòa thị chính Sydney năm 1957, và 2 năm sau công trình này mới được khởi công. Ít ai có thể nghĩ rằng, tòa nhà sẽ làm thay đổi sự nghiệp của bản thân kiến trúc sư Utzon cũng như toàn bộ đất nước Australia.

Quá trình xây dựng không suôn sẻ

Việc xây dựng Nhà hát Opera Sydney bắt đầu năm 1959 và có tới 10.000 công nhân xây dựng. Ban đầu, quá trình xây dựng nhà hát diễn ra trong vòng 4 năm với tổng chi phí ước tính 7 triệu USD. Việc xây dựng nhà hát gặp phải nhiều trì hoãn và phải mất tới 14 năm mới hoàn thành và chi phí bị đội lên tới 102 triệu USD. Phần lớn só tiền này do một công ty xổ số của Australia chi trả.

Bên cạnh đó, do mối quan hệ không được “cơm lành canh ngọt” với các kỹ sư, ông Utzon đã buộc phải từ chức khi công việc xây dựng vẫn còn dang dở. Kiến trúc sư Utzon đã rời khỏi Australia sau đó và không bao giờ trở lại để chứng kiến Nhà hát Opera Sydney được hoàn thiện, dù ông giành giải thưởng Pritzker Prize năm 2003 vì những thành tựu của mình.

Còn hơn cả Opera

Mặc dù có tên là Nhà hát Opera, nhưng trong số hơn 2.000 buổi biểu diễn mỗi năm tại đây, chỉ có 15% trong số này là biểu diễn opera, còn lại là các thể loại nhạc kịch, hợp xướng, các buổi biểu diễn nhạc rock hay pop, các vở ba lê, các sự kiện văn hóa, khiêu vũ hay hòa nhạc quốc tế khác…

“Đối với các hoạt động quốc tế, bạn thực sự phải đặt lịch trước từ rất lâu”, Barnett nói.

Những điều thú vị

Nhà hát Opera được Nữ hoàng Anh Elizabeth II cắt băng khánh thành vào ngày 20/10/1973. Nữ hoàng Elizabeth đã thăm nhà hát này 4 lần, gần đây nhất là năm 2006.

Khi dàn nhạc giao hưởng Sydney biểu diễn trên sân khấu, nhiệt độ phải ở mức 22,5 độ C, để đảm bảo các nhạc cụ có thể phát ra âm thanh chất lượng nhất. Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhạc cụ.

Nhà hát Opera được làm mát bằng cách sử dụng nước biển lấy từ bến cảng. Nước được dẫn qua một hệ thống đường ống dài 35 km, làm mát cho hệ thống sưởi và điều hòa.

Paul Robeson là người đầu tiên biểu diễn ở nhà hát. Năm 1960, ông trèo lên dàn giáo và hát Ol' Man River cho các công nhân xây dựng khi họ ăn trưa.

Có tới hơn 1 triệu tấm gạch được lát trên 1,62 hecta phần mái kiến trúc. Tất cả đều sản xuất tại Thụy Điển. Đỉnh mái cao nhất của Nhà hát Opera Sydney là 67m so với mặt nước biển, tương đương với một tòa nhà cao 22 tầng. Toàn bộ khu vực nhà hát Opera Sydney có diện tích 5,8 hecta, đủ chỗ cho 7 chiếc A380 sải cánh cạnh nhau.

Tại phòng hòa nhạc Concert Hall, Arnold Schwarzenegger (diễn viên, cựu Thống đốc bang California của Mỹ) đã thắng giải thể dục thẩm mỹ (lực sĩ có thân hình đẹp nhất) với danh hiệu là “Mr. Olympia” lần cuối cùng của ông trong năm 1980.

Nhà hát Opera Sydney được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2007.

Kiến trúc sư Utzon đã qua đời vì một cơn đau tim năm 2008 ở tuổi 90. Thành viên ban giám khảo giải thưởng Pritzker Prize (được coi là giải Nobel của cộng đồng kiến trúc sư), Frank Gehry, nói khi công bố giải thưởng năm 2003 rằng: “Utzon đã làm nên một công trình đi trước thời đại rất xa với những công nghệ có sẵn, một tòa nhà có thể thay đổi hình ảnh của cả một đất nước”./.

Thùy Linh/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine

11:13 , 21/05/2025

Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước

11:12 , 21/05/2025

Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới

11:10 , 21/05/2025

Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle

11:08 , 21/05/2025

Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp

08:10 , 21/05/2025

Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ

08:07 , 21/05/2025

Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro

08:03 , 21/05/2025

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội

08:03 , 21/05/2025

Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit

08:02 , 21/05/2025

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine

18:19 , 19/05/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.