ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những già làng lưu giữ văn hoá Cơ Tu

Những nét văn hoá độc đáo như hát lý, múa tân tung da dă, đánh trống chiêng… vốn gắn liền với đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Nhiều già làng Cơ Tu đã dày công sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

27/02/2021 16:41

Tỉnh Quảng Nam là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Cơ Tu tập trung sinh sống nhiều nhất. Nhiều già làng Cơ Tu đã dày công sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng tiếng khèn bè của già làng Bhling Hạnh ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam mỗi khi cất lên vẫn ngân vang giữa đại ngàn. Bà con ở đây gọi ông với cái tên trìu mến “linh hồn của núi rừng”. 

15 tuổi, già làng Bhling Hạnh tham gia cách mạng. Sau ngày quê hương giải phóng, ông về quê và tham gia công tác trong ngành y, tư pháp rồi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Zuôih 10 năm liền. Trong những năm tháng công tác, đến các thôn, bản ông nhìn thấy nhà Gươl không có chiêng trưng bày, lũ trẻ thì mù mờ với chính văn hoá truyền thống dân tộc, một điệu trống chiêng cũng không đánh được. Ông buồn lắm!

Năm 1998, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo thành lập mỗi xã một đội trống chiêng. Già làng Bhling Hạnh đến từng nhà trong thôn, trong xã vận động bà con tìm kiếm, cất giữ lại các nhạc cụ truyền thống như cồng, trống, chiêng, đàn Abel rồi thành lập ra đội cồng chiêng mang tên Công Dồn. Chính ông đã cải biên các điệu múa trống chiêng và mừng lễ hội dân gian đi biểu diễn nhiều nơi như thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh.

Già làng Bhling Hạnh hào hứng, trong những lần đi thi diễn đó đội cồng chiêng Công Dồn dành được nhiều huy chương các loại: “Từ nhỏ vì nhà nghèo nên không có sẵn trống chiêng để đánh. Trong các dịp lễ hội của làng tôi mới được cầm chơi thử. Đến bây giờ, một ngày không nghe được âm thanh của trống chiêng, của khèn, của a luốt là tôi không thể làm được việc gì hết. Âm nhạc chính là cái hồn của dân tộc Cơ Tu, là tình yêu cuộc sống được cha ông gìn giữ lưu truyền qua nhiều đời nên phải giữ lại". 

Từ sự chỉ dạy của già Bhling Hạnh, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh được tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Anh Bhling Thái, ở xã Zuôih là một trong số những thành viên đó, cho biết: “Tôi rất vui và vinh dự khi đi quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc Cơ Tu ở nhiều tỉnh. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và truyền đam mê văn hóa của già Hạnh mà tôi đã thấy văn hóa truyền thống của mình đẹp và hay biết bao". 

Trong hành trình bảo tồn văn hoá của đồng bào Cơ Tu không thể không nhắc đến già làng Y Kông ở xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Đã gần 100 tuổi, già làng Y Kông luôn trăn trở về sự mai một văn hoá truyền thống dân tộc Cơ Tu. Ông bảo, dưới tán rừng đại ngàn giờ đã vắng rất nhiều những mái Gươl hay nhà Mồ theo tập tục Cơ Tu. Chuyện tỏ tình nhau cũng thay bằng nhắn tin điện thoại chứ không biết nói lời yêu bằng tiếng đàn Abel hay hờn giận bằng câu hát lý như cha ông xưa nữa. 

Tình yêu cháy bỏng với dân tộc đã thôi thúc già làng Y Kông bỏ tiền dựng nhà Gươl trên mảnh đất của gia đình mình làm nơi để con cháu tìm về. Trong nhà Gươl, già Y Kông trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống như đàn đá, sáo và hàng chục bộ cồng chiêng. Nhiều năm qua, già Y Kông tìm đến các trường học trong huyện dạy cho các em cách hát lý, đánh chiêng, biết về nguồn gốc của dân tộc mình: “Tôi mua sắm và trang trí trang nhà như ché, chiêng, mền, thổ cẩm rồi tự làm trống để đánh trong các đám cưới, đám hỏi. Mong muốn của tôi là phải giữ truyền thống của người Cơ Tu". 

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu trong huyện  chỉ còn ít người như già làng Y Kông biết chế tác và chơi được nhiều loại nhạc cụ. Việc truyền dạy những điệu múa, câu hát lý, đánh trống chiêng cho thế hệ trẻ của già Y Kông không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa, mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân tộc Cơ Tu: “Già làng Y Kông đã giáo dục cho thế hệ trẻ nhiều nét văn hoá tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu trong đó có đánh trống chiêng, múa tân tung da dă và dệt thổ cẩm. Những năm gần đây, già làng cũng có nhiều tích cực trong việc lưu truyền bản sắc văn hoá điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu lâu nay đang dần bị mai một".

Theo Phương Cúc/VOV-Miền Trung

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thành nhà Hồ miễn phí tham quan nhân Ngày di sản Việt Nam

Thành nhà Hồ miễn phí tham quan nhân Ngày di sản Việt Nam

18:02 , 21/11/2024

Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.

Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông

Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông

16:08 , 19/11/2024

Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.

Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững

Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững

20:00 , 18/11/2024

Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.

Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"

Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"

09:00 , 18/11/2024

Tháng 11 này, đêm nhạc của TTV sẽ quay trở lại với sự xuất hiện của ngọc nữ Bolero Tố My cùng loạt tình khúc ngọt ngào, lãng mạn làm đắm say lòng người và 2 giọng ca khách mời: Ngọc Phụng - Quán quân Solo cùng Bolero 2019 và Jack Long - Á quân Tuyệt đỉnh song ca 2023.

Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024

Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024

18:02 , 17/11/2024

Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.

Hiên ngang đồi Quyết Thắng

Hiên ngang đồi Quyết Thắng

15:27 , 17/11/2024

Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

11:30 , 17/11/2024

Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

09:09 , 16/11/2024

Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

08:23 , 15/11/2024

Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

20:17 , 14/11/2024

Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).