Những giáo viên " cắm bản" trước thềm năm học mới
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, các em học sinh sẽ bước vào năm học mới. Những ngày này, các thầy cô giáo ở các huyện miền núi Thanh Hóa đang ngày đêm bám bản, vận động học sinh tới trường tới lớp. Tình yêu với các học trò và niềm đam mê thắp lên ngọn lửa tri thức nơi vùng cao xứ Thanh đã giúp cho đôi chân của những giáo viên “gánh chữ lên non” vơi bớt nhọc nhằn. Ghi nhận của phóng viên tại huyện Lang Chánh.
Nằm sâu trong cung đường nhỏ hẹp, quanh co, với những đoạn dốc dựng đứng và những khúc cua "tay áo" này là khu Phá của điểm trường Tiểu học và THCS Tam Văn, huyện vùng cao Lang Chánh…
Trong hành trình "gieo mầm con chữ" trên những bản nhỏ ở huyện vùng cao này, cô giáo Hoàng Thị Tặng quê ở huyện Đông Sơn đã nặng lòng với học trò nghèo nơi đây. Gần 30 năm công tác, cũng từng ấy năm cô Tặng gắn bó, kết duyên cùng thầy giáo người Thái Lữ Văn Dậu.
Hôm nay, cô giáo Hoàng Thị Tặng cùng chồng là thầy Lữ Văn Dậu đến nhà em Hà Tuấn Huỳnh để động viên em đi học. Năm học này, Huỳnh lên lớp 5. Hoàn cảnh khó khăn, em có thể nghỉ học bất cứ lúc nào. Sau khi thầy cô thuyết phục, bà ngoại của Huỳnh đã hiểu được tầm quan trọng của việc học cái chữ.
Bản Nà Đang là địa điểm xa xôi, khó khăn vào diện nhất, nhì ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh.
Những năm về trước, nếu muốn lên xã Lâm Phú để leo đỉnh Nà Đang, người ta phải đi theo Quốc lộ 15A, ngược Đồng Tâm (Bá Thước). Sau đó, từ Đồng Tâm, theo Quốc lộ 217 lên xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn rồi mới vòng về Lâm Phú, tiếp đó, vượt 20km đường rừng để lên bản Nà Đang. Tính ra, từ trung tâm huyện Lang Chánh đi Nà Đang, phải mất hơn nửa ngày đường.
Lớn lên ở huyện miền núi Quan Sơn, nhưng thương học trò nơi đây, cô Thảo đã coi Nà Đang như quê hương thứ hai của mình.
Với các giáo viên cắm bản, dù khó khăn vất vả, nhưng chỉ cần thấy các em đi học đông đủ là mừng. Ở đây, nhiều gia đình khó khăn, học sinh không muốn đi học, phụ huynh cũng muốn con ở nhà làm nương rẫy, chăn trâu. Với tâm niệm: "Cứ làm thì sẽ thành công, còn thấy khó mà bỏ thì sẽ chẳng bao giờ làm được", các thầy cô lại trèo đèo, lội suối, đến từng gia đình, vận động các em đến lớp.
Cô Hoàng Thị Tặng, giáo viên trường Tiểu học và THCS Tam Văn, huyện Lang Chánh cho biết: "Trẻ con rất thích được đến trường. Nhìn vào đôi mắt của các em như muốn nuốt từng chữ, tôi chỉ nghĩ giúp được các em gì để các em được tiếp xúc với nền văn minh thì làm gì tôi cũng cố gắng hết mình".
Một năm học mới lại sắp bắt đầu. Dẫu còn đó những khó khăn vất vả nhưng những giáo viên cắm bản vẫn hàng ngày bền bỉ trên hành trình gieo mầm tri thức. Những cống hiến lặng thầm của thầy cô đã và đang thắp lên ánh sáng niềm tin và hy vọng cho lớp trẻ vùng cao hôm nay và mai sau.
Quỹ học bổng Lê Viết Ly chắp cánh cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học
Sau hơn 16 năm ra đời và đi vào hoạt động, Quỹ học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly đã có những đóng góp quan trọng trong phong trào khuyến học khuyến tài của tỉnh Thanh Hóa, góp phần tiếp sức và “chắp cánh” cho hàng nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường.
Đề xuất xét hạnh kiểm đối với học sinh vi phạm giao thông
Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, cơ quan này đề xuất đưa nội dung chấp hành luật giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua đối với giáo viên và xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.
Việt Nam có 17 trường đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á
Tổ chức giáo dục QS của Anh vừa công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Theo đó, Việt Nam có 17 trường đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.
Tổng kết trao giải cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024
Sáng 07/11, tại trường THPT chuyên Lam Sơn, Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024.
Trường Tiểu học Lam Sơn 1, thị xã Bỉm Sơn: Có trường nhưng vẫn phải "dạy nhờ, học nhờ"
Gần 5 năm nay, hàng trăm học sinh và giáo viên trường Tiểu học Lam Sơn 1, thị xã Bỉm Sơn phải dạy và học ở những phòng học tạm. Trong khi đó, ngôi trường mới đã cơ bản xây xong từ năm 2022, nhưng đến nay vẫn đang để không, chưa được đưa vào sử dụng do vướng một số thủ tục.
Trường Đại học Hồng Đức kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên
Sáng ngày 06/11, Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên tại các 1 số doanh nghiệp lớn.
Các trường mầm non phòng dịch bệnh cho trẻ
Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng, thủy đậu đang gia tăng số ca mắc ở trẻ nhỏ. Do đó, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Trường Đại học Hồng Đức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”
Sáng ngày 04/11, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”.
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, cùng với đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó, giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.
Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ tháng 12
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này thay thế Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.