Những hiệu ứng tích cực từ Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008 của Thủ tướng Chính phủ, ngành giáo dục huyện Bá Thước đã “gặt hái” được nhiều thành quả quan trọng, góp phần tạo chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bá Thước là huyện nghèo vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh, cách Thành phố Thanh Hóa 120 km; có 21 xã, thị trấn với 3 dân tộc chủ yếu là Thái, Mường Kinh. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm gần 85% tổng dân số. 100% các trường trên địa bàn huyện đều có học sinh dân tộc thiểu số.
Trường Tiểu học, xã Thiết Ống có trên 94,5% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số; việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được xem là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp như: Xây dựng cảnh quan môi trường thân thiện; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; xây dựng các câu lạc bộ để các em tham gia; xây dựng thư viện thân thiện để giúp tăng cường tiếng Việt cho các em; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc truyền đạt tiếng Việt đến học sinh.
Là đơn vị nằm tiếp giáp với thị trấn Cành Nàng, song trường Tiểu học Ái Thượng, cũng có trên 80% học sinh là người dân tộc Mường, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn; vượt qua những khó khăn đó trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện tốt Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ, bước đầu đạt kết quả tích cực; các em học sinh đã áp dụng ngày một thành thạo tiếng việt song song với tiếng mẹ đẻ. Bằng việc trải nghiệm các hoạt động thực tế, các thầy cô giáo đã định hướng cho trẻ không chỉ hiểu rõ hơn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện, được các em giới thiệu một cách nhuần nhuyễn tại lớp học.
Thực tế cho thấy, khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các trẻ dân tộc thiểu số khi đến trường. Vì vậy, khi đề án được triển khai thực hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn sát sao chỉ đạo Ngành Giáo dục các địa phương linh hoạt, sáng tạo thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tạo điều kiện cho trẻ nhận biết và phát âm tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi; tổ chức xây dựng không gian phòng học tại các lớp với nhiều chữ viết tiếng Việt để giúp trẻ có nhiều cơ hội nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, giúp các em có nhiều cơ hội và thuận tiện trong việc kết nối sử dụng tài liệu tiếng Việt trong học tập.
Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Bá Thước, kết thúc giai đoạn I thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025", việc sử dụng tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã có nhiều tiến bộ rõ nét. 100% trẻ đến lớp đều được giao tiếp bằng tiếng Việt, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng có nhiều tiến bộ. Qua đó giúp các em hứng khởi, tự tin lĩnh hội tri thức qua từng bài giảng của giáo viên.
Từ kết quả đạt được, mục tiêu đặt ra của ngành giáo dục huyện Bá Thước trong thực hiện đề án giai đoạn 2 đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu phục vụ dạy, học tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số. Tổ chức bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ của trẻ cho giáo viên dạy các nhóm, lớp vùng dân tộc thiểu số. Bố trí những giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương làm công tác chủ nhiệm lớp và dạy môn tiếng Việt. Cùng với đó, không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực hỗ trợ nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc vận động các gia đình tạo điều kiện để trẻ đi học chuyên cần, thường xuyên sử dụng tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng.
Những thành tựu và dấu ấn nổi bật của thành phố Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024 đã đi qua, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc chủ động, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ, sẻ chia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, thành phố Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Những thành tựu đạt được trong năm 2024 đã minh chứng cho khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 1/1/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động. Hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hầu như đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa, lương thực, các mặt hàng thực phẩm tươi sống để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu đạt chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân ổn định, nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng lớn; công tác giải phóng mặt bằng, các dự án, đầu tư, sản xuất, kinh doanh được thực hiện kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những kết quả nêu trên là điều kiện quan trọng cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 25/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang thành phố Thanh Hóa luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần làm sáng ngời hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất
Công tác đảm bảo an toàn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình lao động. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 18/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 11/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố Thanh Hóa mới có tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số khoảng 600.000 người và 47 đơn vị hành chính cấp xã .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.