ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Bước sang năm 1953, sau hàng loạt thất bại tại chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, thực dân Pháp đã chọn Điện Biên Phủ làm nơi tiến hành cuộc quyết chiến chiến lược với quân dân ta. Giới quân sự Pháp và Mỹ rất tự tin ở cuộc đối đầu "lịch sử" với quân ta tại chiến trường Điện Biên Phủ bởi toan tính rằng quân đội Việt Nam thua xa về tiềm lực quân sự, lại chưa có kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm mạnh và xa hậu phương tiếp vận cho một chiến dịch quy mô lớn và dài ngày. Do đó quân Việt Minh sẽ thất bại. Tuy nhiên chúng đã không nhận ra rằng trong trận quyết chiến này chúng đang đối đầu với cả một dân tộc với sức mạnh vĩ đại của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng được nung nấu suốt 9 năm kháng chiến trường kì. Và chính điều đó đã làm nên những kì tích anh hùng, ngoài sức tưởng tượng của bè lũ thực dân và đế quốc.

Mai Ngọc - Xuân Quang - Xuân Sơn

06/05/2024 20:19

Tại lòng chảo Điện Biên, tướng Na Va đã cho xây dựng tập đoàn cứ điểm được bảo vệ bởi 16.000 lính tinh nhuệ và thiện chiến được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh khổng lồ và hiện đại vào bậc nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Chúng cho rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là "pháo đài không thể công phá".

Giới quân sự Pháp và Mỹ rất tự tin ở cuộc đối đầu "lịch sử" với quân ta tại chiến trường Điện Biên Phủ bởi toan tính rằng quân đội Việt Nam thua xa về tiềm lực quân sự, lại chưa có kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm mạnh và xa hậu phương tiếp vận cho một chiến dịch quy mô lớn và dài ngày. Do đó quân Việt Minh sẽ thất bại.

Tuy nhiên chúng đã không nhận ra rằng trong trận quyết chiến này chúng đang đối đầu với cả một dân tộc với sức mạnh vĩ đại của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng được nung nấu suốt 9 năm kháng chiến trường kì. Và chính điều đó đã làm nên những kì tích anh hùng, ngoài sức tưởng tượng của bè lũ thực dân và đế quốc.

Người Pháp thua ở Điện Biên vì nhiều lẽ, nhưng trước hết họ thua vì quân và dân ta đã lập được những kỳ tích ngoài sức tưởng tượng của họ.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Cuối năm 1953 để chuẩn bị tiến công Điện Biên Phủ, lưc lượng công binh và thanh niên xung phong Việt Nam đã gấp rút nhận nhiệm vụ mở những tuyến đường cho xe cơ giới và các phương tiện vận tải khác vào mặt trận Điện Biên Phủ.

Trên những công trường làm đường nơi núi cao rừng sâu ngày ấy, những người công binh, thanh niên xung phong chỉ với sức người với các phương tiện thô sơ đã phá đá, san phẳng cả núi đồi để mở đường. Ông Nguyễn Thế Lương, cựu thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhớ lại: "Lúc đó cả thanh niên xung phong và bộ đội cơ bản dựa vào lực người, dụng cụ phá đá mở đường là xà beng, quốc xẻng, các loại dùng để mở được đường, đào được đất là dùng hết. Lúc đó anh thanh niên xung phong khỏe cầm búa tạ, còn 1 anh cầm tùng xoay đi xoay lại. Ngày đục 1m đến 1,2m đá, đá núi to. Nguyên phá đường, thanh niên xung phong đã mất bao nhiêu người, có những lúc cả đội đánh văng ra chân tay, khi đi 5 về 2".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Trong vòng chưa đầy 1 tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã sửa chữa đường 41 từ Hòa Bình lên Suối Rút và từ Suối Rút lên Sơn La với tổng chiều dài trên 200 km; Củng cố 300 km đường từ Yên Bái đến Sơn La (theo trục đường 13); làm mới 89 km đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ; mở các đường phụ từ Thanh Hóa lên Điện Biên...

Những tuyến đường mới mở và được sữa chữa đã tạo điều kiện để quân ta chủ động, nhanh chóng đưa pháo cao xạ, pháo hạng nặng, đạn dược và lương thực vào chiến trường. Ông Lê Ngọc Thụ, cựu than niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: "Lúc đó mỗi đại đội phụ trách 15 - 20km, đại đội nào hoàn thành nhiệm vụ xe thông suốt đại đội đó được biểu dương, làm báo cáo. Ban thông tin sẽ biểu dương và thông báo đến toàn Đội để học tập".

Thanh niên xung phong tiếp tục lập thêm kì tích mới trong bảo vệ những tuyến đường huyết mạch. Trên suốt dọc tuyến lửa từ Suối Rút qua Mộc Châu, Cò Nòi rồi lên tới đèo Pha Đin, có những ngày có tới hàng trăm tấn bom các loại thả xuống, trong đó có cả bom Na Pan, với mục tiêu phá hủy rừng cây, đường xá, cầu cống, nhằm cắt đứt con đường tiếp viện của ta cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Đã 70 năm trôi qua, trở lại thăm ngã ba lịch sử Cò Nòi, cựu thanh niên xung phong Thái Hữu Hoành vẫn còn nhớ như in không khí ác liệt tại nơi từng được mệnh danh là "túi bom", "chảo lửa", "cửa tử"... Trung bình cứ 13 phút địch lại ném bom bắn phá một lần, có ngày khoảng 300 quả bom phá, bom nổ chậm, bom Napan, bom bướm… đã ném xuống khu vực này. Ông Thái Hữu Hoành, cựu thanh niên xung phong Đại đội 292, đội Thanh niên xung phong 34 cho biết: "Nói chung nó đánh ở khu vực này thường đánh nhiều loại bom nhưng tôi còn nhớ được một là bom na pan, tức là nó thả đốt cháy hết cây cối để cho bộ đội dân công không còn chỗ ẩn nấp. Sau đó nó ném bom phá sạt lụi đất đá, không còn nền đường nữa".

Với khẩu hiệu "Thanh niên xung phong có thể hy sinh, nhưng quyết không để huyết mạch giao thông bị tắc", dưới mưa bom bão đạn, các thanh niên xung phong" vẫn ngày đêm chiến đấu, giành giật với quân địch từng giờ, từng phút, vừa phá bom nổ chậm, vừa san lấp hố bom khôi phục mặt đường. Biết bao máu xương của thanh niên xung phong đã đổ xuống để mạch máu giao thông luôn thông suốt.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 4.

Trong suốt 56 ngày đêm ở "túi bom" Cò Nòi, ông Cao Xuân Thọ quê ở xã Hoằng Giang huyện Hoằng Hóa từng được phong là " vua phá bom". Ông đã lập kỉ lục phá gần 100 quả bom nổ chậm tại đây và có 4 lần cấp trên làm lễ truy điệu sống cho ông trước khi làm nhiệm vụ. Anh hùng LLVTND Cao Xuân Thọ, xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Một quả bom nhìn bình thường, nhưng thực tế khó. Mình không khéo mình chết trước. Qủa bom vào tay, mình phải nghiên cứu từ đầu đến đuôi. Phá bom Cò Nòi trông rất ngon, nhưng thực tế vẫn khó".

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc đã có trên 16.000 đội viên Thanh niên xung phong ngày đêm sát vai cùng bộ đội phục vụ chiến đấu và có hơn 8.000 cán bộ, đội viên lập công xuất sắc, được Bác Hồ tặng cờ Thi đua mang dòng chữ "Dũng cảm, lập công xuất sắc " và sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng

Để dồn sức cho trận quyết chiến với thực dân Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ, lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ "tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng" đã trở thành lời hiệu triệu thiêng liêng, thúc giục cả dân tộc ra mặt trận. Đội quân dân công hỏa tuyến khổng lồ với trên 26.000 lượt người nô nức tham gia vận tải vũ khí, đại dược phục vụ chiến dịch.

Bằng ý chí sắt đá, sự kiên cường và sức sáng tạo, dân công hoả tuyến đã lập nên những kì tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 5.

Cách đây 70 năm, cũng như nhiều gia đình Việt Nam khác chiếc xe đạp do Pháp sản xuất là sản sản rất quý giá của gia đình ông Lê Thế Chung ở xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Nhưng ông đã sẵn sàng cải tạo chiến xe thô sơ này thành phương tiện vận chuyển hiệu quả để vượt núi, băng rừng tài lương chi viện cho chiến trường Điện Biên. Trong số 21.000 chiếc xe thồ sử dựng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thì Thanh Hóa đã đóng góp 11.000 chiếc. Ông Nguyễn Thế Chung, cựu dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: "Cải tạo cái lốp này là phải có lốp sao vàng mới, phải mua lốp của Nhật thì mới bền, xong lấy 2 cái xăm cũ cắt ra, cuốn ra lại với nhau xong nhồi nó vào trong rồi mới bơm, như vậy nó cứng mới tải được 2 tạ gạo".

Trong gian khó và hiểm nguy suốt dọc tuyến lửa tải lương từ Suối Rút, qua Cò Nòi lên đèo Pha Đin rồi vào chiến trường Điện Biên Phủ đã xuất hiện những kiện tướng vận tải bằng phương tiện thô sơ chưa từng có trên thế giới như "kiện tướng xe thồ" Ma Văn Thắng (dân công tỉnh Phú Thọ) lập kỷ lục vận chuyển trên 3,5 tạ 1 chuyến, Cao Văn Tỵ (dân công tỉnh Thanh Hóa) vận chuyển được 3, 2 tạ một chuyến.

Nói về kỳ tích xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong cuốn hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bất ngờ lớn với quân địch, làm đảo lộn những tính toán của chúng trước đây".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 6.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là tôn vinh giá trị lịch sử chiến thắng chấn động địa cầu, còn lưu giữ rất nhiều tư liệu hiện vật. Trong số đó, không thể không nhắc tới biểu tượng chiếc xe đạp thồ - một sáng kiến thông minh, sáng tạo và cần cù của dân tộc Việt Nam. Một học giả Pháp đã từng thừa nhận: Việc đánh bại tướng Na Va không phải bởi các phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương

Đầu năm 1954, thực hiện phương châm " đánh nhanh thắng nhanh", quân đội ta lần đầu tiên đưa pháo hạng nặng 105 và pháo cao xạ vào chiến đấu. Việc đưa được những khẩu pháo nặng trên 2 tấn chỉ với sức người vượt qua rừng rậm và những ngọn núi chót vót vào chiến trường Điện Biên Phủ là một kỳ tích, vượt qua sức tưởng tượng của kẻ thù.

Chỉ trong vòng một đêm, các chiến sỹ Đại đoàn 308, một đại đội sơn pháo, một tiểu đoàn công binh hơn 5000 người đã san rừng, bạt núi hoàn thành con đường kéo pháo với chiều dài 15km. Đây là con đường kéo pháo bằng tay duy nhất chưa từng có trên thế giới, thực sự là con đường huyền thoại.

Ngày ấy, mỗi tiểu đoàn nhận 12 khẩu pháo cao xạ 37 ly và 12 khẩu 12 ly 7 để kéo vào trận địa. Để đưa mỗi khẩu pháo hơn 2 tấn vượt núi cao chỉ bằng sức người quả là vượt quá sức tưởng tượng của những người sản xuất loại vũ khí này. Vậy mà, từng khẩu pháo khổng lồ đã được những người chiến sĩ pháo binh "chân đồng, vai sắt" đưa lên tận đỉnh Phu Pha Sông. Ông Phạm Đức Cư, Chiến sĩ tiểu đoàn 394, Trung Đoàn pháo cao xạ 367, Đại đoàn 351 cho biết: "Một khẩu pháo nặng 2,4 tấn này là phải từ 60 người đến 90 người kéo, có 2 cái dây tời dài khoảng độ 50m, người cứ bám vào đấy để kéo. Khi kéo thì có người chỉ huy xa hô "hai ba này" là bắt đầu lại dô lên 1 tí, xuống dốc thì ghìm từ từ, khi vào gần địch thì chỉ cầm cờ phất để ra hiệu lệnh là kéo lên kéo xuống thôi".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 7.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu tình hình của địch, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ quyết định thay đổi sang phương châm "đánh chắc, thắng chắc". Để đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch, các đơn vị bộ đội được lệnh kéo pháo ra khỏi trận địa cũ, di chuyển đến trận địa mới.

Với quyết tâm còn cao hơn núi, bộ đội ta một lần nữa lại đương đầu với đèo cao, vực thẳm và bom đạn, bí mật kéo pháo rời khỏi lòng chảo ra địa điểm tập kết an toàn. Trong lần kéo pháo này, chiến sỹ Tô Vĩnh Diện, một người con ưu của quê hương Thanh Hoá đã hy sinh thân mình để cứu pháo.

Các trận địa pháo ta đặt kín đáo trên các sườn núi vây quanh Điện Biên Phủ và trong tầm bắn có lợi nhất vào trung tâm khu vực mục tiêu. Yếu tố bất ngờ này hoàn toàn nằm ngoài tính toán của địch, và chiến thuật này đã báo trước sự thất bại của cái gọi là "Pháo đài bất khả xâm phạm" trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, pháo hỏa tiễn H6, pháo cao xạ 37 ly, Sơn pháo 75 ly, trọng pháo 105 ly, pháo cao xạ cùng với những hỏa khí khác của quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dội sấm sét lên đầu thù, chế áp mạnh các trận địa pháo binh, súng cối của địch, điều kiện thuận lợi cho bộ binh ở các tuyến hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và giành thắng lợi. Đại tá, tiến sĩ Vũ Tang Bồng, Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kỹ thuật hậu cần quân sự Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Quân ta đã bố trí cho mỗi khẩu đại bác nằm ở sườn đồi, bắn một phát lại lùi vào trong hầm, hầm nằm ngay sau lưng, vì vậy mà địch muốn phản pháo, muốn ném bom thì chỉ ném vào sườn đồi, cho nên suốt cả chiến dịch, mình có 24 khẩu pháo thì chỉ có 1 khẩu hỏng. Cho nên việc bố trí pháo và thiết kế trận địa pháo là một nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 8.

Ngày nay, ngay trên con đường dẫn vào cử ngõ của thành phố Điện Biên sừng sững tượng đài kéo pháo vào trận địa. Tượng đài ấy là biểu tượng của khát vọng độc lập tự do, của ý chí "quyết chiến quyết thắng". Thế hệ những người viết nên bản hùng ca Điện Biên chính là những "Phù Đổng Thiên Vương" của thế kỷ 20.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên quân đội ta đưa pháo cao xạ và pháo hạng nặng vào chiến đấu. Việc đưa những khẩu pháo nặng trên 2 tấn chỉ bằng sức người vượt 15km đường đèo dốc lên dình Pu Pha Sông vào trận địa là một kì tích. Con đường kéo pháo năm xứ nay đã trở thành một huyền thoại.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có hệ thống phòng ngự kiên cố, được bảo vệ bởi hỏa lực mạnh của pháo binh và không quân. Do đó trong suốt 56 ngày đêm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta đã kiến thiết, xây dựng hệ thống hầm hào rộng lớn và vững chắc để vận chuyển lương thực, vũ khí, thương binh và điều động quân vào các vị trí chiến đấu. Bộ đội ta cũng đã lập nên những kì tích đào vè kiến thiết hệ thống hầm hào vĩ đại. Đại tá, tiến sĩ Vũ Tang Bồn, Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kỹ thuật hậu cần quân sự Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Mình đào hầm hào để tiến công, hai là hạn chế uy lực của không quân Pháp, ba là cắt sân bay Mường Thanh không cho nó hạ cánh là một kì tích. Máy bay Pháp không hạ cánh được mà phải ném dù xuống. Mà ném dù xuống thì rơi xuống mình".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 9.

Có hai loại chiến hào mà bộ đội phải đào, thứ nhất là đường hào trục chạy một đường vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm; hai là đường hào bộ binh chạy từ những vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng, cắt ngang đường hào trục, tiến vào những vị trí mà quân ta dự định tiêu diệt. Những đường hào chiến lược cũng đã chia cắt, cô lập các cứ điểm mạnh của thực dân Pháp, từ đó tạo thành những vòng vây lửa để quân ta bao vây, xiết chặt và tiêu diệt gọn kẻ thù trong các đợt tiến công.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Ngọc Long, nguyên Viện Phó Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Tiêu diệt kẻ thù trong các đợt tiến công trước hết là triển khai từ vòng ngoài, bao vây từ vòng ngoài, siết chặt vòng vây từ ngoài vào. Khi được siết chặt từ ngoài vào thì bắt đầu cô lập từng cứ điểm một để chia cắt không cho chi viện cho nhau. 49 cứ điểm khi mà chụm lại thì sẽ rất mạnh, nhưng một khi bị chia cắt, cô lập thì rõ ràng sẽ suy yếu. Một yếu tố nữa là chúng ta cắt được đường tiếp tế duy nhất là sân bay, cho nên bằng cách đánh rất là vững, dần dần chúng ta bóc dần từng cứ điểm, từng phân khu một".

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 10.

Bước chân trên những tuyến hào năm xưa, chiến sĩ Điện Biên Phạm Bá Miều bồi hồi, xúc động khi nhớ về những năm tháng đầy gian khổ, hi sinh khi đào giao thông hào. Việc đào hào phải rất bí mật, đào đến đến đâu thì củng cố, ngụy trang đến đó. Ông Bùi Kim Điều, chiến sĩ Điện Biên cũng nhớ rất rõ những cơn mưa rừng là nổi ám ảnh đối với đơn vị ông khi được giao đào hào chia cắt sân bay Mường Thanh, chuẩn bị cho vòng vây khép chặt tiêu diệt toàn bộ cứ điểm. Ông Bùi Kim Điều chia sẻ: "Hào lúc bấy giờ là mưa, nước trộn với bùn non và có cả máu nữa, thế nhưng với tinh thần và ý chí của quân ta,  gan không núng chí không mòn vẫn tiếp tục thay nhau đào cả ngày và cả đêm, cho đến khi hai đơn vị của hai cắt đứt đường sân bay gặp nhau thì ào lên để ôm lấy nhau mà cười".

Vất vả nhất là trong những lần đào hào chi cắt sân bay. Mấy ngày đầu mưa nhiều nên hào toàn nước, cấp dưỡng không nấu được cơm phải ăn gạo rang và uống nước lẽ, tối phải ngủ hàm ếch không có chăn chiếu, ngồi dựa lưng vào nhau. Hào mưa nước trộn máu loãng, nhưng chí không mòn vẫn đào cho đến khi hai đơn vị gặp nhau ào lên trào nước mắt, lúc đó ôm nhau mà cười vì mặt mũi trông như

Bằng việc đào hào, quân đội Việt Nam đã chia cắt được các cụm cứ điểm của địch, cắt đứt phân khu trung tâm và phân khu Nam, đặt các cứ điểm và sở chỉ huy của địch trong tầm ngắm của pháo và súng cối. Những đường giao thông hào biến thành những cứ điểm di động mỗi ngày một vươn dài, như con trăn, như gọng kìm bao vây, cô lập và lần lượt phá tan tập đoàn cứ điểm của Pháp.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 11.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ví, hệ thống giao thông hào của ta là tập đoàn cứ điểm di động thứ hai bên cạnh tập đoàn cứ điểm mạnh mẽ của Pháp. Chỉ khác là trong khi ta liên tục di chuyển, áp sát từng "mạch máu" của con nhím Điện Biên Phủ thì Pháp lại thụ động đối phó một cách yếu ớt khi không thể triệt tiêu được những đường hào của ta đang ngày càng phát triển.

Một trong những nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đó chính là chiến dịch vây lấn bằng hầm hào. Chỉ với phương tiện thô sơ nhưng với ý chí quyết chiến quyết thắng quân ta đã đào được trên 200 km đường hầm hào.Và những hầm hào này giống như những sợi dây thòng lọng siết chặt từng cứ điểm, tạo điều kiện cho quân ta xông lên tiêu diệt từng cứ điểm.

Sức mạnh của khát vọng độc lập tự do, của tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến quyết thắng của cả một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ " lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Chiến thắng ấy đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng chống lại sự đô hộ gần 100 của thực dân Pháp trên đất nước ta, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp tục là động lực, nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân ta trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập.

Những kì tích làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 12.

 

Nguồn: Phim tài liệu "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại"/ Tập 3

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Dự báo thời tiết 19/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông vài nơi

Dự báo thời tiết 19/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông vài nơi

06:00 , 19/05/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (19/5), Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tọa đàm kỷ niệm 46 năm ngày Quốc tế Bảo tàng và tiếp nhận hiện vật hiến tặng

Tọa đàm kỷ niệm 46 năm ngày Quốc tế Bảo tàng và tiếp nhận hiện vật hiến tặng

23:13 , 18/05/2024

Sáng ngày 18/5, Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 46 năm ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2024) và tiếp nhận hiện vật hiến tặng.

Ký ức đường Trường Sơn huyền thoại

Ký ức đường Trường Sơn huyền thoại

22:22 , 18/05/2024

Ra đời cách đây tròn 65 năm, đường Trường Sơn, con đường của lòng dũng cảm, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và khí phách anh hùng cách mạng đã trở thành một huyền thoại, một "tượng đài bất tử" của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 65 năm đã trôi qua, những năm tháng ác liệt, gian khổ nhưng hào hùng vẫn luôn đọng lại trong ký ức của những người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại, góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát động Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân

Phát động Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân

21:23 , 18/05/2024

Sáng ngày 18/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Bưu điện Thành phố Thanh Hóa tổ chức Lễ Phát động Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân năm 2024. Hơn 100 tuyên truyền viên đã tham gia lễ phát động và các hoạt động truyền thông, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo Bác

Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo Bác

20:28 , 18/05/2024

Nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch cả nhiệm kỳ; trong đó xác định 7 nội dung trọng tâm để tập trung lãnh đạo, đồng thời tổ chức triển khai trong toàn Đảng bộ. Việc học tập và làm theo Bác đã trở thành công việc thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tập huấn phòng cháy, chữa cháy và phòng chống tai nạn đuối nước cho gần 500 học sinh

Tập huấn phòng cháy, chữa cháy và phòng chống tai nạn đuối nước cho gần 500 học sinh

18:09 , 18/05/2024

Sáng 18/5, gần 500 em học sinh trường Trung học cơ sở Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc đã được lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ khu vực 4, Công an tỉnh tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và phòng chống tại nạn thương tích, tai nạn đuối nước.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 18/5, ngày 19/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 18/5, ngày 19/5/2024

16:52 , 18/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 18/5, ngày 19/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh chiều tối có mưa, dông vài nơi, ngày trời nắng.

Từ chiều tối ngày 19/5 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và rải rác có dông

Từ chiều tối ngày 19/5 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và rải rác có dông

14:35 , 18/05/2024

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, ngày hôm nay (18/5), ở khu vực Thanh Hóa phổ biến không mưa. Từ chiều tối và đêm ngày 19/5 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và rải rác có dông.

Thiệu Hoá dâng hương, báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thiệu Hoá dâng hương, báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

09:18 , 18/05/2024

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17/5, huyện Thiệu Hoá đã dâng hương, báo công với Bác tại khu Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 - 1973, tại xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa).

Hiệu quả sau 1 tháng cao điểm xử lý mô tô xe máy tại thành phố Thanh Hoá

Hiệu quả sau 1 tháng cao điểm xử lý mô tô xe máy tại thành phố Thanh Hoá

08:52 , 18/05/2024

Thực hiện Kế hoạch số 162 của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá về cao điểm xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện vi phạm trật tự an toàn giao thông, Công an thành phố Thanh Hoá đã huy động tối đa lực lượng, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Sau hơn 1 tháng triển khai, đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức người tham gia giao thông nâng cao, tai nạn giảm.