Những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới mà bạn không bao giờ ngờ tới
Động vật nguy hiểm nhất thế giới không chỉ dừng lại ở hổ, báo, rắn hay cá mập, có những loài nhỏ bé như ếch độc hay sinh vật lông mịn cũng có thể là mối nguy chết người nếu chúng bị kích động.
1. Trâu rừng Châu Phi
![]() |
Với vẻ ngoài to lớn đáng sợ cùng cặp sừng uốn cong rắn chắc, trâu rừng Châu Phi có thể nặng tới 835kg. Loài động vật ăn cỏ này khá hiền lành trừ khi chúng bị quấy rầy. Một trong 4 loài trâu rừng Châu Phi thậm chí được mệnh danh là ''cái chết đen'' vì chúng giết chết khoảng 200 người mỗi năm.
2. Ếch phi tiêu vàng có nọc độc
![]() |
Đây là loài chết chóc nhất trong số các loài lưỡng cư. Được tìm thấy trong rừng nhiệt đới ở Colombia, ếch phi tiêu vàng nọc độc không dài quá 5cm nhưng chứa đủ chất độc có thể giết chết 10 người.
3. Sứa hộp
![]() |
Một số loài sứa hộp có thể gây chết người được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và miền bắc Australia, trong đó loài sứa hộp Australia là loài gây chết người nhiều nhất trong số các loài sinh vật biển. Những con vật kể cả con người không may bị chúng tấn công có thể bị tê liệt, ngưng tim và thậm chí tử vong trong vòng vài phút.
4. Cá chình Moray
![]() |
Cá chình Moray có nhiều khả năng gây hại cho con người sau khi đã chết vì thịt của chúng được dùng làm món ăn ở một số nơi trên thế giới nhưng có thể có độc và thậm chí gây chết người nếu không được chế biến đúng cách. Loài này cũng đáng sợ khi còn sống, với hai bộ hàm và những chiếc răng sắc như dao cạo có thể gây sát thương nghiêm trọng
5. Cá nóc
![]() |
Cá nóc được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới trên toàn thế giới và được xếp vào loại động vật có xương sống độc thứ hai sau loài ếch phi tiêu vàng. Khi bị đe dọa, cơ thể chúng sẽ phồng lên. Chúng có thể tiết ra nọc độc terodotoxin - độc gấp 1.2000 lần so với xyanua - đủ giết chết 30 người mà không có thuốc nào giải được. Hầu hết các trường hợp tử vong của con người đều do ăn thịt cá nóc chế biến không đúng cách.
6. Bạch tuộc đốm xanh
![]() |
Loài động vật có nguồn gốc Thái Bình Dương, bạch tuộc đốm xanh có đủ chất độc để giết chết 26 người trong vòng vài phút. Tuy nhiên rất hiếm có trường hợp tử vong nào được báo cáo do loài động vật này nhưng tốt hơn hết đừng chạm vào chúng.
7. Nhện mạng phễu Australia
![]() |
Nhện mạng phễu là loài nhện kịch độc ở Australia, vết cắn của chúng có thể giết chết 1 người trưởng thành trong vòng nửa giờ. Khoảng 40 người bị nhện mạng phễu cắn mỗi năm nhưng chỉ có 13 trường hợp tử vong được ghi nhận và không có thêm ca tử vong nào kể từ khi có thuốc giải độc vào năm 1981.
8. Kiến lửa
![]() |
Kiến đỏ nâu đặc biệt đáng sợ vì chúng có xu hướng rất hung dữ, thường xuyên tấn công người hơn các loài kiến khác. Vết cắn của chúng rất nghiêm trọng, gây ngứa ngáy, đau rát và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Khoảng 30 người Mỹ bị chết mỗi năm vì bị kiến lửa cắn.
9. Ong bắp cày khổng lồ Châu Á
![]() |
Chỉ to bằng ngón tay cái bình thường của con người, ong bắp cày khổng lồ Châu Á quyết liệt bảo vệ lãnh thổ của chúng và nếu bị đe dọa, chúng sẽ gây ra một vết đốt tựa như một chiếc kim nóng đỏ và cảm giác đau đớn kéo dài nhiều ngày. Một con ong bắp cày có đủ nọc độc để giết 10 con chuột, thậm chí có thể giết chết người nếu có nhiều vết đốt. Ở Nhật Bản, có từ 30 đến 50 ca tử vong mỗi năm do loài này gây ra.
10. Culi chậm
![]() |
Culi chậm chạp có vẻ ngoài trông dễ thương nhưng chúng có thể gây chết người. Đây là loài linh trưởng có nọc độc duy nhất. Khi bị đe dọa chúng tiết ra nọc độc thông qua vết cắn có thể gây sốc phản vệ và gây tử vong ở người.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.