Những loại thực phẩm có thể gây sảy thai mẹ nào cũng cần biết
Nhiều loại thực phẩm quen thuộc nhưng lại chứa các thành phần không tốt cho thai phụ, thậm chí có thể gây sảy thai.
Đu đủ. Đu đủ và đặc biệt là đu đủ xanh được cho là có thể gây sảy thai. Nguyên nhân là vì đu đủ xanh chứa loại enzyme có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Gan động vật. Mặc dù gan động vật rất bổ dưỡng, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều độc tố nếu gan được lấy từ động vật bị nhiễm bệnh. Gan cũng chứa lượng cao vitamin A và cholesterol. Sử dụng dư thừa có thể dẫn tới tác dụng xấu lên thai nhi và gây sảy thai.
Khoai tây đã mọc mầm. Loại thực phẩm này không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà còn nguy hiểm với tất cả mọi người. Khoai tây mọc mầm có chứa nhiều độc tố khác nhau gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Lô hội. Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc uống bất cứ thực phẩm nào chứa lô hội vì nó có thể dẫn tới xuất huyết vùng chậu, từ đó có thể dẫn tới sảy thai. Tốt nhất là tránh tất cả các sản phẩm lô hội trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hải sản hun khói. Nên tránh hải sản xông khói và đông lạnh (thường được dán nhãn nova hoặc lox) vì chúng có thể bị nhiễm listeria. Listeria có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn tới sảy thai.
Chùm ngây. Loại thực phẩm nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai trong thời kỳ đầu là chùm ngây. Chùm ngây gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó chứa alpha-sitosterol với cấu trúc giống như estrogen có thể dẫn tới sảy thai.
Dứa. Nước ép dứa thường được sử dụng tại thời điểm sinh con để quá trình này được nhanh chóng và dễ dàng. Dứa chứa bromelain, có thể làm trơn cơ tử cung và do vậy dẫn tới sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Trứng sống. Phụ nữ mang thai nên tránh những thực phẩm sống. Nên tránh trứng sống hoặc thực phẩm chứa trứng sống như mayonnaise tự làm. Cần đảm bảo lòng đỏ và lòng trắng trứng đã chín kĩ sau khi nấu chín. Nó sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn salmonella.
Theo N.T/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.