Những lợi ích sức khỏe của chôm chôm
Về cơ bản quả chôm chôm không có bộ phận nào bỏ đi, vì tất cả đều có thể sử dụng. Chôm chôm thường được gọi là "siêu trái cây" do rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Không chỉ quả, mà cả lá, hạt, vỏ, và thậm chí cả vỏ cây chôm chôm cũng có rất nhiều công dụng và lợi ích cho cơ thể.
Có họ rất gần với vải và nhãn, chôm chôm là một thành viên thuộc họ Bồ hòn, tên khoa học là Nephelium lappaceum. Cây chôm chôm có chiều cao lên tới 24m và có lá thường xanh mọc thành cụm từ 1 đến 4 cặp lá. Hoa chôm chôm nhỏ và không có cánh hoa, quả hình trứng với màu đỏ hồng, đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ cam. Quả chôm chôm được bao phủ trong một lớp vỏ lụa mỏng, bên ngoài là lớp vỏ với những cấu trúc nhọn giống như lông.

Quả chôm chôm
Thịt quả chính là lớp cùi của nó, bao quanh một hạt duy nhất. Thịt quả chôm chôm có màu hồng rất nhạt và có vị ngọt hơi chua. Hạt chôm chôm cũng có lợi ngang với thịt quả và có thể ăn được.
1. Công dụng chữa bệnh
Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi
2. Công dụng thực phẩm
Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.
3. Công dụng làm đẹp
Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.
4. Công dụng khác
Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.
Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm
Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.
100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin
Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.