Những lưu ý về tiêm vắc xin cho trẻ
Sau hơn 40 năm được triển khai, chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, chứng minh hiệu quả trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, có thể phòng ngừa bằng vắc xin cho hơn 30 căn bệnh truyền nhiễm.
Các chuyên gia y tế cho biết, tiêm chủng là cách bảo vệ trẻ trước những bệnh, dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả tiêm chủng, phụ huynh cần lưu ý một số điều khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
Trước khi tiêm:
- Không cho trẻ ăn quá no và không để trẻ trong tình trạng quá đói.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cùng phiếu tiêm chủng để tiện theo dõi.
- Phụ huynh trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trước khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần cung cấp các thông tin vào phiếu khám sàng lọc tiêm chủng để giúp sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định, đề phòng phản ứng sau tiêm vắc xin, đồng thời nhân viên y tế cũng phải tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng.
Sau khi tiêm:
Trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như: nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất. Trẻ cần tiếp tục được theo dõi tại nhà trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm, lưu ý theo dõi thân nhiệt và nhịp thở của trẻ.
Chống chỉ định tiêm chủng trong các trường hợp sau
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần).
- Những trẻ đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, ...
- Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
- Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Những trường hợp trẻ cần hoãn tiêm phòng vắc xin
- Trẻ đang bị bệnh, đặc biệt là khi trẻ đang sốt.
- Trẻ đang trong quá trình truyền máu trong vòng một năm.
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.