Những mốc son sáng ngời trong quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào
Mối quan hệ thủy chung, trong sáng, có một không hai giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Chặng đường đã qua ghi dấu những mốc son sáng ngời trong mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào.
Những ngày này, Việt Nam và Lào long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022). Ðây là các sự kiện quan trọng được tổ chức trong khuôn khổ Năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022 nhằm tiếp tục khẳng định mong muốn của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước sông Mekong, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn. Nhân dân Việt Nam và Lào có mối quan hệ truyền thống, thủy chung và gắn bó lâu đời. Từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ này ngày càng mở rộng và phát triển. Nhờ công gây dựng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong, cũng như sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
Vào ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ðây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một trang mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhằm đưa quan hệ đôi bên phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu, ngày 18/7/1977, Việt Nam-Lào đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Hiệp ước đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, giúp Việt Nam và Lào không ngừng củng cố và phát triển quan hệ song phương, đồng thời xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
Những thành tựu sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới tại mỗi nước đã góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Bước vào giai đoạn mới, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào vẫn mãi sắt son, không ngừng phát triển. Nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ và giúp đỡ chí nghĩa, chí tình trong mọi hoàn cảnh. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước luôn khẳng định quyết tâm không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Nhằm kỷ niệm những sự kiện quan trọng giữa hai nước trong năm 2022, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 8 đến 10/1, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022.
Trong khuôn khổ Năm Đoàn kết Hữu nghị, nhằm giáo dục người dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu sâu sắc hơn về quan hệ Việt Nam-Lào trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” năm 2022 theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần. Cuộc thi này đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia, có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần giúp không chỉ người dân trong nước mà cả người dân Lào, bạn bè quốc tế hiểu về ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Tình hữu nghị giữa hai nước đã được xây dựng và bồi đắp từ mạch nguồn văn hóa, được nuôi dưỡng từ quá khứ đến hiện tại. Nhằm tìm lại và tập hợp những kỷ niệm, hiện vật đơn sơ, nhỏ bé, xưa cũ nhưng chứa đựng, lưu giữ những giá trị vô giá của tình cảm và lịch sử quan hệ nhân dân Việt Nam và Lào, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Tạp chí Thời Đại, Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào và Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam phát động Cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều những hoạt động sôi nổi được tổ chức tại cả hai nước nhằm khẳng định quyết tâm trong việc giữ gìn, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Trong chặng đường lịch sử 60 năm qua, nhất là trong 45 năm thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của hai Đảng, hai Nhà nước trên trường quốc tế, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nhằm khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của hai nước là đặc biệt coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc giữ gìn, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam-Lào, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức linh hoạt; phát huy các cơ chế hợp tác hiện có; đồng thời triển khai những cơ chế hợp tác mới.
Hợp tác quốc phòng-an ninh là trụ cột trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm bảo đảm ổn định chính trị, an ninh và trật tự, an toàn xã hội tại mỗi nước. Hai bên đã hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; ký hai văn kiện pháp lý quan trọng là Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào.
Về đầu tư, Việt Nam hiện có 214 dự án đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,38 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ ba trong số các nước có đầu tư tại Lào. Một số dự án đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội và tạo ra việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động của Lào. Tháng 8/2021, hai bên hoàn thành dự án công trình Nhà Quốc hội mới của Lào. Đây là món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Về thương mại, hai bên tiếp tục thúc đẩy, đàm phán và ký kết nhiều văn bản quan trọng, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thương mại; chủ động, tích cực triển khai các văn kiện đã ký kết, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại. Giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng bình quân 4%/năm. Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào năm 2021 đạt trên 1,37 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với năm 2020. Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 690,9 triệu USD, tăng 19% so cùng kỳ năm 2021.
Hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, nông lâm và phát triển nông thôn, giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… được hai bên quan tâm thúc đẩy. Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được hai nước hai nước hết sức quan tâm. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội của hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm, các hoạt động giao lưu văn hóa, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, phát huy tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, hai bên đã dành cho nhau sự chia sẻ, giúp đỡ thiết thực. Năm 2021, Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ Đảng, Nhà nước Lào ứng phó dịch 2.650.000 USD cùng trang thiết bị y tế trị giá hơn 2 triệu USD; tặng Lào 1 triệu liều vaccine; cử các đoàn chuyên gia y tế và quân y sang hỗ trợ Lào chống dịch được. Đáp lại nghĩa cử đó, Đảng, Nhà nước Lào và các doanh nghiệp của Lào cũng hỗ trợ Việt Nam 1,7 triệu USD.
Trong hợp tác đa phương, Việt Nam và Lào tăng cường trao đổi thông tin về tình hình thế giới và khu vực mà hai bên cùng quan tâm; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các hoạt động tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong…, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước. Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào là một trong những nhân tố góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường; góp phần tạo dựng môi trường hòa bình và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Quan hệ Việt Nam-Lào đã trở thành mối quan hệ đặc biệt, hiếm có trong quan hệ quốc tế, là tài sản vô giá của hai dân tộc. Để mối quan hệ đặc biệt ấy vẫn "sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" và “mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông” như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane mong muốn, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, đóng góp vào sự phát triển tại mỗi nước, cũng như hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các anh hùng liệt sĩ
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng ngày 22/1, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các Mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ.
"Tết sum vầy - xuân ơn Đảng" ở thành phố Sầm Sơn
Chiều ngày 21/1, Liên đoàn Lao động thành phố Sầm Sơn đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025 và công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá xã Đại Hùng, thành phố Sầm Sơn.
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18
(Chinhphu.vn) - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.
Thủ tướng đối thoại chiến lược quốc gia với WEF, chia sẻ giải pháp giải phóng tiềm năng tăng trưởng
(Chinhphu.vn) - Sáng 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55 với chủ đề: Giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo vì một tương lai hùng cường.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Thi kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ tại một số cơ quan, đơn vị
Chiều ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã đến thăm, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ và chúc Tết cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, Công ty Cổ phần cấp nước Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng UBND tỉnh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước
Sáng ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp đoàn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đến chúc mừng Tỉnh ủy nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh.
Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo
Chiều ngày 21/01, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh; lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của tỉnh; phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương tại Thanh Hóa nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh
Sáng ngày 21/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi gặp mặt.
Huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội chăm lo đời sống cho đoàn viên, công nhân, lao động
Tối ngày 20/1, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025. Chương trình được kết nối trực tuyến tại 3 điểm cầu gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Trung tâm hội nghị huyện Quan Sơn và Trung tâm hội nghị huyện Yên Định.
Lễ trao giải Búa Liềm Vàng lần thứ 9 năm 2024
Tối ngày 20/1, Lễ công bố và trao Giải Báo chí Toàn quốc về Xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ 9 - năm 2024 và Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Với Đảng vẹn tròn tin yêu" chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự buổi lễ còn có các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện các bộ, ngành, trung ương và địa phương. Về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.