Những người chiến sĩ giải phóng quân quê Thanh trên vùng đất Đắk Lắk
Sau khi tham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, rất nhiều chiến sĩ giải phóng quân quê Thanh Hóa đã ở lại tỉnh Đắk Lắk để sinh sống và lập nghiệp. Họ coi Đắk Lắk là quê hương thứ 2 và tiếp tục nỗ lực đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng vùng đất có máu xương của những người đồng đội.
Đại tá Lê Xuân Bá quê ở Hà Trung và cựu chiến binh Cao Đức Khiêm quê ở Nông Cống, Thanh Hóa đều là những người chiến sĩ tham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Nguyên.

Ở các vị trí công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu khác nhau, những người chiến sĩ quê Thanh đã góp phần to lớn vào chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tròn 50 năm trôi qua, nhưng những ngày tháng bom đạn ác liệt ấy vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức của họ.

Đại tá Lê Xuân Bá, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470
Đại tá Lê Xuân Bá, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 cho biết: "Lúc đó làm được ngầm và phà vất vả lắm, đông người tập trung để làm, nhờ có tuyến phà này mà đạn được, hàng hóa và xe tăng có thế vượt qua để cho chiến dịch Hồ Chí Minh".
Tiếp tục ở lại công tác tại tỉnh Đắk Lắk sau ngày giải phóng, năm 1985, khi với cương vị là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470, Đại tá Lê Xuân Bá đã mạnh dạn đảm nhận thi công công trình thủy điện Đray H'linh trên dòng sông Sêrêpốk. Vượt qua muôn vàn gian khổ và cả hy sinh xương máu để lập công, ngày 29/11/1990, Sư đoàn 470 và cá nhân Sư đoàn trưởng Lê Xuân Bá được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Đại tá Lê Xuân Bá, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 cho biết: "Lúc đó công trình nhà máy điện này giao cho doanh nghiệp họ không nhận, tôi mạnh dạn nhận để làm. Phát huy tinh thần dũng cảm không lùi bước của lính cụ hồ, chúng tôi phá đá, chặn dòng với công trường rất vất vả, hiểm nguy nhưng thành công".
Cùng đơn vị tiếp tục ở lại Đắk Lắk để giữ vững biên giới giáp Cam Pu Chia, năm 1979, chiến sĩ giải phóng quân Cao Đức Khiêm rời quân ngũ về công tác tại Ty công nghiệp và thương mại. Trong quá trình được giữ các chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giai đoạn 2011-2014.

Ông đã cùng với tập thể Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đưa ra những quyết sách quan trọng để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh, tạo nên những bước phát triển đột phá về mọi mặt cho tỉnh Đắk Lắk ngày nay.

Cựu chiến binh Cao Đức Khiêm, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk
Cựu chiến binh Cao Đức Khiêm, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết thêm: "Đắk Lắk là tỉnh nghèo qua mấy chục năm ở lại phấn đấu, tôi đã cùng Ban Thường vụ Đắk Lắk ra nhiều quyết định để phát triển như bây giờ. Thực ra với người con Thanh Hóa xuất thân từ vùng quê trung dũng, nhiều nghị lực với bản chất cụ thể khi quay trở lại cuộc sống đời thường làm gì đó xây dựng Đắk Lắk như ngày hôm nay".
Từ vùng đất nghèo nàn và lạc hậu sau chiến tranh, tỉnh Đắk Lắk hôm nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên. Sự đổi thay này có sự đóng góp máu, xương, công sức và trí tuệ của biết bao người, trong đó có những người con quê hương Thanh Hóa.

Kiểm tra rà soát hệ thống hạ tầng giao thông
Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Xây dựng các địa phương khẩn trương vào cuộc, rà soát hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn quốc.

Lưu giữ kí ức bằng công nghệ
Có những ký ức ngủ yên trong bức ảnh cũ. Có những gương mặt liệt sĩ đã nhòa dần theo năm tháng. Nhưng thời gian qua, một người trẻ ở Thanh Hóa đang âm thầm phục dựng những ký ức ấy - bằng công nghệ, sự kiên nhẫn và lòng tri ân. Đó là anh Hoàng Tùng Linh, một nhiếp ảnh gia tự do ở xã Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Mái ấm nghĩa tình - Tri ân người có công
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, có những con người đã thầm lặng hy sinh để Tổ quốc được nở hoa độc lập, kết trái tự do, Nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Thực hiện Quyết định số 21 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ, đến nay, 100% hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ tại Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng và chuyển vào sinh sống trong những căn nhà mới.

Đảm bảo điều kiện cho cán bộ ở xa yên tâm công tác
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều cán bộ, công chức tại Thanh Hóa được điều động từ tỉnh và huyện về xã, từ xã này sang xã khác, trong đó không ít người phải đi làm cách nhà hàng chục km. Trước thực tế đó, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, biên giới đã chủ động rà soát, đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu được nhiều kết quả nổi bật, lượng máu thu được và số lượng tình nguyện viên tham gia hiến máu tăng dần mỗi năm. Một trong những hoạt động hiến máu tình nguyện được Thanh Hóa duy trì, triển khai quy mô lớn là chương trình hiến máu tình nguyện Hành trình đỏ.

Đảm bảo an toàn tại các ngầm tràn
Vào mùa mưa lũ, mực nước tại các ngầm, tràn trên địa bàn thường dâng cao, nước chảy xiết. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua ngầm, tràn trong mùa mưa lũ đang được chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm.

Cắm biển giới hạn tốc độ 30 km/giờ tại khu du lịch biển Hoằng Tiến
Sau một thời gian khảo sát hiện trạng tuyến đường và tổ chức giao thông tại khu du lịch biển Hải Tiến, hiện nay Uỷ ban Nhân dân xã Hoằng Tiến đã tiến hành cắm biển giới hạn tốc độ 30 km/giờ cho phép xe điện 4 bánh gắn động cơ hoạt động phục vụ du lịch.

Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ ở các xã
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, vùng xa của Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cố gắng đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ được điều chuyển về địa phương, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho Công an cấp xã
Ngay sau thời điểm 1/7, khi bước đầu ổn định tổ chức lực lượng Công an xã sau sáp nhập địa giới hành chính, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 8 tổ công tác, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhiệm vụ mới cho lực lượng này.

Nỗ lực đảm bảo an toàn tại bến khách ngang sông
Hiện nay, vì điều kiện khách quan nên tại một số xã vẫn chưa thể xây dựng cầu cứng qua sông. Chính vì vậy bến khách ngang sông vẫn là lựa chọn giúp cho người dân đi lại thuận tiện, giao thương, phát triển kinh tế. Và đảm bảo giao thông tại các bến khách đang được các địa phương hết sức quan tâm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.