Những người giữ rừng thầm lặng
(TTV) - Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người và mang lại giá trị kinh tế cao. Nhận thức rõ lợi ích kép của việc bảo vệ , phát triển rừng đối với môi trường và cuộc sống cộng đồng , nên cùng với các lực lượng chức năng, nhiều người dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực giữ rừng và nhân rộng diện tích rừng của địa phương. D ù cuộc sống còn nhiều khó khăn , nhưng bằng tình yêu rừng, họ vẫn kiên tâm làm những người giữ rừng thầm lặng .
![]() |
Gần 30 năm qua, ông Lê Huy Thục ở thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã dày công tạo ra một trong những quần thể lim xanh độc đáo ở xứ Thanh. Vốn là người dân vùng biển, năm 1962, ông Thục tình nguyện đi khai hoang ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa. Suốt những năm sống ở rừng, ông Thục hiểu được lợi ích từ rừng, và cũng từng chứng kiến nhiều cây rừng bị lâm tặc chặt hạ, nên ông luôn trăn trở làm thế nào để giữ được rừng lim xanh quý hiếm . Năm 1997, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng, ông Thục đã mạnh dạn nhận khoanh nuôi, bảo vệ 30 ha. Khi đó, cánh rừng này chỉ còn lại cây bụi và đồi trọc. Ông Thục cùng vợ đã kiên nhẫn ngày ngày bỏ công cuốc hố trồng rừng. Thời gian đã không phụ công người, diện tích đồi trọc năm nào đã biến thành rừng cây xanh tốt. Trong khu rừng mà ông Thục bảo vệ có cả vạn cây lim xanh - giống cây bản địa mà chỉ xứ Thanh còn lưu giữ được nhiều.
![]() |
Nhận thấy những việc làm ý nghĩa của ông Thục, Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh và chính quyền địa phương đã cùng vào cuộc, động viên, khuyến khích ông bảo tồn loài cây bản địa lim xanh quý hiếm. Nhờ những người dân có ý thức bảo vệ và phát triển rừng như ông Thục mà độ che phủ rừng của trên địa bàn xã Thanh Tân đã tăng lên rõ rệt. Diện tích rừng của xã đạt ¾ so với diện tích tự nhiên. Các hộ dân sau khi được giao khoán đã chủ động bảo vệ và trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ.
Cũng là người dân miền xuôi lên miền núi định cư, ông Phạm Văn Quý, thôn Ba Bái, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh vốn là công nhân lâm trường. Lên đây từ khi những cánh rừng còn rất hoang vu, ông Phạm Văn Quý đã chọn nơi này là quê hương thứ 2. Gia đình ông đã cố gắng trồng, khoanh nuôi hơn 10 ha rừng. Bên cạnh đó, ông còn tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông đã trồng xen kẽ nhiều loại cây, kết hợp chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ. Ông cũng sớm nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của địa phương, nên càng tích cực bảo vệ rừng vì sự phát triển bền vững và hướng tới làm du lịch cộng đồng.
![]() |
Với tinh thần bám vào cơ sở, thời gian qua, Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh đã tích cực tuyên truyền vận động, hướng dẫn các chủ rừng cùng nhân dân bảo tồn và phát triển rừng. Để bảo vệ rừng hiệu quả, cách tốt nhất là gắn vai trò, trách nhiệm của những người giữ rừng với lợi ích của họ. Nhưng làm thế nào để người giữ rừng không bị rơi vào tình cảnh khốn khó khi chủ trương đóng cửa rừng được thực hiện rất nghiêm ngặt? Huyện Như Thanh đã trích ngân sách hỗ trợ các hộ dân trồng mới rừng lim 500 nghìn đồng/ha/năm và 1 triệu đồng/ha/năm. Tuy đây không phải là số tiền lớn, nhưng cũng đã góp phần động viên người dân giữ rừng. Đến nay, theo dự án này, toàn huyện đã có 60 ha rừng lim tái sinh và trồng mới được hỗ trợ. Ý thức của người dân về bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ rừng thực sự trở thành nhiệm vụ tối quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. An ninh rừng luôn ổn định, kinh tế rừng phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, cũng tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
![]() |
Những năm qua, hạt kiểm lâm các huyện đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, phát huy sức mạnh của nhân dân trong quản lý, bảo vệ rừng. Một trong những giải pháp hiệu quả là giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho cộng đồng các thôn, bản vùng đệm. Việc giao khoán giúp người dân nhận thức được rằng, bảo vệ rừng không chỉ nâng cao độ che phủ rừng, bảo tồn nguồn gien quý hiếm, giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi mà còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Khi quyền lợi và trách nhiệm của người dân gắn với rừng, thì chắc chắn rừng sẽ được bảo vệ ngày càng tốt hơn.
Có thể thấy bảo vệ và phát triển rừng chính là bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Nhiều nơi người dân đã kết hợp trồng rừng và khai thác các sản phẩm phụ từ rừng để xoá đói giảm nghèo. Với người dân vùng núi, đó cũng là cách rừng nuôi người và người nuôi rừng.
![]() |
Thanh Hoá hiện có trên 647.107 ha rừng, gồm rừng đặc dụng 80.300 ha, rừng phòng hộ 156.000 ha, rừng sản xuất hơn 410.000 ha, độ che phủ rừng đạt 53,46%. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng được chính quyền các cấp và chủ rừng thực hiện có hiệu quả. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên bám sát cơ sở, tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng và hướng dẫn nhân dân sử dụng lửa làm nương, rẫy, xử lí thực bì đúng quy định. Sự phối hợp giữa chủ rừng với địa phương và các lực lượng chức năng như kiểm lâm, công an, quân đội, biên phòng được tăng cường. Công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí bảo vệ rừng có sự vào cuộc của toàn xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong thời điểm nắng nóng kéo dài, cần tăng cường giữ vững an ninh rừng, phòng chống cháy rừng một cách nghiêm ngặt.
![]() |
Màu xanh của những cánh rừng không chỉ được gìn giữ bởi cán bộ kiểm lâm và các lực lượng chức năng, mà còn được giữ bởi hàng ngàn hộ dân sống nhờ rừng và gắn bó với rừng trên toàn tỉnh. Bằng tình yêu mãnh liệt đối với rừng, từ thế hệ này đến thế hệ khác, đổ bao công sức, mồ hôi, họ đang nỗ lực để giữ lấy cuộc sống bình yên cho hôm nay và mai sau. /.
Minh Thúy- Xuân Quang/Phóng sự chuyên đề ngày 6.6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 784 nghìn điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin trên hệ thống của cơ quan nhà nước
Theo Báo cáo an toàn thông tin mạng Việt Nam tháng 1/2025, qua kiểm tra, rà soát, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 784.180 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Ban hành khung tiêu chí thí điểm về nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành “Khung tiêu chí thí điểm và quy trình xác định nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ năm 2025”.

Đến 21/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa được 107.941 nhà tạm, dột nát
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến 21/2, cả nước đã hỗ trợ xóa 107.941 nhà tạm, nhà dột nát tăng. Trong đó có trên 61.000 căn đã khánh thành và trên 46.000 căn khởi công mới.

Từ đêm 23/2, Bắc Bộ rét đậm, có nơi dưới 7 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/2, bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam, khả năng gây rét đậm diện rộng cho Bắc Bộ từ đêm 23/2.

Chuẩn bị xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành các bước xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025.

Ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, đêm có mưa rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, có mưa rải rác, trời rét.

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng ngày 22/2, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng và Khu tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã.

Xã Hoằng Quỳ đón nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
Sáng ngày 22/2, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, xã Hoằng Quỳ đã bắt tay ngay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó lựa chọn lĩnh vực giáo dục làm tiêu chí nổi trội.

Các địa phương khẩn trương ổn định tổ chức triển khai công việc sau sắp xếp, sáp nhập
Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy. Các tổ chức Đảng cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể - Chính trị xã hội cấp huyện cũng được sắp xếp, kiện toàn lại. Sau sáp nhập, các cơ quan đang tích cực ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ và triển khai công việc để đảm bảo hoạt động xuyên suốt.

Cần chấn chỉnh tình trạng đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông
Tại huyện Hoằng Hóa, có rất nhiều tuyến đường đôi được đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thế nhưng, trên các tuyến đường này vẫn có một số người dân điều khiển xe máy đi ngược chiều, bất chấp nguy cơ mất an toàn cho chính mình và người khác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.