Những người ở lại
Sau khi tập kết ra Bắc, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã ở lại sống trong sự yêu thương, đùm bọc của đồng bào Thanh Hóa. Những người con miền Nam đã sát cánh cùng quân dân Thanh Hóa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và xây dựng hậu phương lớn vững mạnh. Sau giải phóng miền Nam, nhiều người đã gắn bó trọn cuộc đời mình với quê hương thứ hai sâu nặng nghĩa tình.
Ông Nguyễn Văn Đạt, Lê Văn Thọ là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc thuộc Trung đoàn 26, Sư đoàn 330 có nhiệm vụ xây dựng nông trường Lam Sơn. Nơi rừng thiêng, nước độc, gian khổ, thiếu thốn trăm bề những người con miền Nam bước vào mặt trận mới, phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương lớn miền Bắc.
Nhiều năm đã trôi qua, đi giữa màu xanh của cây trái, chỉ những người như ông Đạt, ông Thọ mới thấm thía hết những gian lao, vất vả, biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người con miền Nam đi khai mở nông lâm trường, biến những vùng rừng núi hoang vu thành những vùng hoa thơm trái ngọt.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Lê Văn Thọ là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc thuộc Trung đoàn 26, Sư đoàn 330 có nhiệm vụ xây dựng nông trường Lam Sơn.
Ông Nguyễn Văn Đạt nhớ lại: "Lúc đó anh em có khẩu hiệu làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, chỉ với các phương tiện thô sơ để khai khẩn đất rừng làm ra lương thực. Tinh thần lúc ấy của anh em hăng say lắm, bắt núi rừng phải khuất phục trước con người". Ông Lê Văn Thọ cũng chia sẻ: "Ban đầu là trồng cao su, sau trồng cà phê. Cà phê có thể xuất khẩu được. Sau này trồng sang sắn và lương thực để gửi vào chiến trường miền Nam".
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, chính quyền Thanh Hóa đã tiếp nhận hàng ngàn người con miền Nam vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, các nông lâm trường. Riêng tại 12 nông lâm trường quốc doanh tại Thanh Hóa có tới trên 406 gia đình đồng bào miền Nam tham gia khai hoang, phục hóa để tạo dựng nên vùng đất trù phú các loại cây công nghiệp, cây lương thực. Anh Lý Hoàng Trung, ở phường 8, thành phố Cà Mau chia sẻ: "Chúng tôi là những người con có bố mẹ miền Nam, được sinh ra và nuôi dưỡng ở Thanh Hóa. Ngày xưa bạn bè, thầy cô ngoài đó có những gì tốt nhất đều dành cho con em miền Nam chúng tôi. Với chúng tôi quê Thanh là vùng quê chôn rau cắt rốn, nặng sâu ân tình".

Và cũng từ vùng đất ân tình này đã tạo nên những mối lương duyên tốt đẹp, những "tổ ấm" với những đứa con mang cả 2 dòng máu Bắc - Nam lần lượt ra đời là minh chứng cho nghĩa tình son sắt của của 2 miền Nam - Bắc. Anh Phạm Văn Hùng, con chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 cho biết: "Chúng tôi là thế hệ thứ 2 của đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc ở lại nông trường Lam Sơn. Sau này khi bố mẹ mất chúng tôi thành lập 2 câu lạc bộ con em miền Nam để sinh hoạt và hướng về nguồn cuội".

Thấm sâu tình cảm Bắc - Nam ruột thịt, vùng đất giàu nghĩa ân tình xứ Thanh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón tiếp, chăm sóc đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Những ân tình ấy càng sâu nặng hơn theo năm tháng khi những người con miền Nam tập kết ra Bắc chọn Thanh Hóa là quê hương thứ 2. Họ đã ở lại trong tình yêu thương và góp sức xây dựng quê hương xứ Thanh giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Bão số 2 trên biển Đông giật cấp 11, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới sau 24 giờ hình thành đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trên Biển Đông trong mùa mưa bão năm 2025.

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn, đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cơ bản kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, và bổ sung quy định về thời hạn đóng chậm nhất.

Phân quyền trong lĩnh vực môi trường cho địa phương
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Nghị định 136 trong đó nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường được phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đa dạng nguồn cung sách giáo khoa năm học mới, giá giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay, nguồn cung sách giáo khoa đầy đủ, giá cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Hoá đơn tiền điện tăng cao trong cao điểm nắng nóng
Những ngày đầu tháng 7, nhiều hộ gia đình không khỏi bất ngờ vì hoá đơn tiền điện tháng 6 cao hơn nhiều so với những tháng trước đó. Tiền điện tăng đã phần nào tác động đến cân đối chi tiêu, dẫn đến tâm lý băn khoăn của nhiều hộ dân.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Giọt hồng xứ Thanh". Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Hạ tầng công nghệ thông tin - Xương sống vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp
Tại Thanh Hoá, để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức bộ máy chính quyền hai cấp, các sở ngành, địa phương đã khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tạo nền tảng quan trọng để bộ máy chính quyền hai cấp hoạt động ổn định, thông suốt, không bị gián đoạn ngay từ ngày 1/7/2025.

Thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm thủy 1
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 với lưu lượng 1300 m3/s. Mực nước dâng hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 mùa mưa hiện nay đang là: 25.5m/25.5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tăng lưu lượng xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25.5m.

Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hành chính trong triển khai chính quyền địa phương 2 cấp
Từ ngày 1/7, cùng với các địa phương trên cả nước, 166 đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn tỉnh chính thức đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về những thay đổi của mô hình này, từ nay đến ngày 15/7, lực lượng Công an tổ chức các tổ công tác nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính có liên quan.

Cách kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID
Từ 1/7, cả nước sẽ chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, thông tin cá nhân của người dùng trên ứng dụng VNeID đã được cập nhật lại, thay đổi thông tin về quê quán cũng như địa chỉ thường trú. Để kiểm tra thông tin về địa chỉ cư trú, quê quán mới được cập nhật trên ứng dụng VNeID, người dân có thể thực hiện theo các bước sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.