Những người thầy đặc biệt
Thông thường khi nhắc đến ngành học mầm non mọi người thường nghĩ ngay đến hình ảnh các cô giáo khéo léo, hát hay, múa dẻo. Thế nhưng, trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân, tại các trường mầm non có rất nhiều thầy giáo đang đứng lớp, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em. Bằng tình yêu con trẻ, niềm đam mê với nghề, các thầy hàng ngày vẫn luôn nỗ lực để ươm trồng những mầm non.
Dẫu còn non nớt, ngây ngô… nhưng các em nhỏ Trường Mầm non Thanh Quân, huyện Như Xuân đã dành cho thầy giáo Lương Văn Cường những tình cảm đong đầy…
Bước sang tuổi 54 nhưng thầy giáo Lương Văn Cường có tới trên 25 năm gắn bó với các em nhỏ tại trường Mầm non Thanh Quân, huyện Như Xuân. Ban đầu, khi anh lựa chọn và theo đuổi ước mơ trở thành thầy giáo nuôi dạy trẻ, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên, hoài nghi, thiếu tin tưởng… thế nhưng theo năm tháng thời gian, anh đã chứng minh được: "thầy giáo cũng như mẹ hiền". Ngày lại ngày, thầy Cường đã dành trọn tình yêu thương, sự tận tâm, chu đáo cho các em học sinh nơi xã miền núi xa nhất của huyện Như Xuân, tiếp giáp với tỉnh Nghệ An. Chẳng những dạy hát, dạy múa, thầy còn lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ.
Thầy Lương Văn Cường, Giáo viên Trường Mầm non Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hạnh phúc nhất với tôi chính là trở thành giáo viên mầm non. Lúc nào cũng chăm sóc, gần gũi trẻ. Mình là giáo viên, mình xem trẻ như con, như cháu của mình, mình như cha các cháu, yêu thương các cháu. Các cháu cũng coi mình như cha ruột của mình, các cháu rất ngoan".
Cùng với thầy Lương Văn Cường, tại Trường mầm non Thanh Quân còn có 3 giáo viên nam khác. Trong đó, thầy nhiều nhất có tới 30 năm gắn bó với nghề, còn thầy ít nhất cũng 25 năm. Tại các lớp học do các thầy trực tiếp phụ trách lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Thương các con thiếu ăn, thiếu mặc, thiệt thòi hơn các bạn nhỏ, các thầy không chỉ dạy dỗ mà còn chăm sóc các bé từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.
Cô Lê Thị Tuyên, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà trường có 38 cán bộ, giáo viên nhưng có tới 4 thầy nam. Bản thân tôi gắn bó với các thầy 16 năm. Tôi nhận thấy các thầy rất chịu khó, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, coi các con như con cháu của mình. Dù là giáo viên nam nhưng các thầy không kém gì các cô. Nhiều thầy đạt thành tích cấp huyện, được tỉnh, huyện tặng giấy khen".
Dạy múa… dạy hát… tết tóc cho trẻ… Là hình ảnh quen thuộc của thầy giáo Lô Văn Chuyển - người có 30 năm theo nghề trông giữ trẻ tại Trường mầm non Thanh Lâm, huyện Như Xuân, Thanh Hóa.
Thời gian trôi qua… cuộc sống nơi xã nghèo Thanh Lâm đã có nhiều đổi thay nhưng tình cảm mà thầy Lô Văn Chuyển dành cho các thế hệ mầm non vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu gắn bó với nghề. Không chỉ dạy chữ… thầy Chuyển còn hát hay, mùa giỏi, cho các con ăn uống, vệ sinh… chẳng kém gì các đồng nghiệp nữ. Dẫu việc dạy trẻ mầm non nơi miền núi cao gặp nhiều khó khăn, đường xá đi lại xa xôi, cách trở, đặc biệt là lên các điểm trường lẻ… các cháu nhỏ biếng ăn, hay khóc… nhưng thầy vẫn luôn tận tâm, yêu thương nuôi dạy các con.
Thầy lô Văn Chuyển, Trường Mầm non Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi luôn xem các cháu như con trong nhà nên rất yêu thương. 1 tuần nghỉ 2 ngày là thứ bảy và chủ nhật, tôi rất nhớ các bạn nhỏ trong lớp. Nhớ nhất là kỷ niệm có năm vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp tôi có 16 bạn, 16 phụ huynh đã mang quà đến tặng thầy, người thì ống cơm lam, người thì quả bưởi đến thăm tôi. Tôi rất xúc động".
Huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện có có 7 thầy giáo đang trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ mầm non. Đây là một trong những huyện có số lượng giáo viên mầm non là nam chiếm tỉ lệ cao của tỉnh Thanh Hóa. Các nam giáo viên mầm non của huyện, người ít cũng 25 năm, người nhiều có tới 30 năm gắn bó với nghề dạy trẻ. Việc các trường mầm non có thêm các thầy đã giúp cho hoạt động dạy trẻ, hoạt động ngoại khóa của các nhà trường được thuận lợi hơn. Việc dạy trẻ mầm non với các giáo viên nữ đã vất vả nhưng đối với giáo viên nam còn khó khăn hơn nhiều. Nhưng bằng tình yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì những mầm non, các thầy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trở thành người cha, người mẹ chăm sóc các em từng bữa ăn, giấc ngủ.
Thầy Vi Văn Dương, Trường Mầm non Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mới đầu vào nghề, nhiều người bảo sao anh đi nghề này nhưng mình bảo nghề nào cũng được. Mình muốn trẻ vùng sâu, vùng xa không bị thất học, mình muốn chăm sóc cho trẻ khỏi thấp còi.. Sau gần 30 năm gắn bó, tôi dành nhiều tình yêu cho trẻ… Có nhiều trẻ hoàn cảnh khó khăn, trời mưa, lũ lụt, tôi đã đến nhà đi đón trẻ đi học".
Cô Lê Thị Huyền, Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trường có 26 cán bộ, có 2 thầy là Lô Văn Chuyển và Lục Văn Thịnh. Các anh chịu thương, chịu khó, nhiệt tình, các đồng chí nữ làm gì các anh làm được đó".
Vượt qua định kiến giới tính nghề nghiệp, những thầy giáo mầm non nơi huyện miền núi Như Xuân của xứ Thanh đã dành trọn thành xuân của mình gắn bó, chăm sóc, dạy dỗ các em thơ. Với cái tâm và lòng nhiệt huyết, các thầy đã không ngại khó khăn, vất vả bám trường, bám lớp, ươm những mầm non, cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người của quê hương, đất nước.
Ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giáo dục mầm non
Trước yêu cầu đổi mới hoạt động, nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã lựa chọn giải pháp số mang nhằm tối ưu chi phí, thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động, tăng sự tương tác giữa phụ huynh - nhà trường.
Cá nhân, tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh
Theo quy định của Thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hàng nghìn học sinh Thanh Hoá tham dự Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025
Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do Báo Tuổi Trẻ chủ trì tổ chức vừa diễn ra tại Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Đây là năm thứ 23 chương trình được tổ chức và là năm thứ 9 diễn ra tại Thanh Hóa, thu hút hàng nghìn học sinh THPT và các phụ huynh, các đơn vị giáo dục đến tham dự, tìm hiểu thông tin.
Hội khuyến học huyện Thường Xuân tổ chức Tết khuyến học Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 12/1, Hội Khuyến học huyện Thường Xuân đã tổ chức Tết khuyến học xuân Ất Tỵ và vận động xây dựng Quỹ khuyến học khuyến tài năm 2025.
Phong trào khuyến học, khuyến tài ở huyện vùng cao Quan Sơn
Gần 1,9 tỷ đồng tiền khuyến học, khuyến tài huy động được chỉ trong thời gian 4 tháng kể từ khi thành lập. Đây là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết và chung tay của toàn xã hội đối một huyện nghèo thuộc vùng cao biên giới như Quan Sơn. Từ phong trào khuyến học khuyến tài của huyện trong những năm qua đã giúp cho nhiều học sinh nghèo nơi đây vượt qua khó khăn đến trường.
Những ngành học có nhiều lợi thế trong thời công nghệ
Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất, thí sinh chọn học những ngành như trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn... sẽ có những lợi thế gì?
9 khoản tiền không được phép thu của học sinh
Nhằm minh bạch các khoản đóng góp trong nhà trường; Thông tư 55 năm 2011 và Thông tư 29 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra quy định rõ ràng về 9 khoản tiền mà nhà trường và Ban đại diện cha mẹ không được phép thu từ học sinh như sau:
Tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025: Không nhân đôi điểm số môn Văn, Toán
Theo Thông tư số 30/2024 về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, điểm xét tuyển vào lớp 10 là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.
Từ ngày 14/2, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29 năm 2024 về dạy thêm, học thêm, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2. Thông tư quy định cụ thể về các trường hợp không được tổ chức dạy thêm cũng như cơ chế giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường từ 14/02/2025 gồm:
Hợp tác giữa trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực và trường Đại học Quốc gia An - Dong Hàn Quốc
Chiều ngày 9/1, Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác quan trọng với Trường Đại học quốc gia An – Dong, một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Hàn Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo và mở ra nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.