Đường dây nóng: 0237 3721150

Những nguyên nhân gây đau vùng mạn sườn trái

Mọi người có thể bị đau ở vùng bụng trên bên trái dưới các xương sườn. Một số nguyên nhân có thể bao gồm các vấn đề và tình trạng bệnh ở đường tiêu hóa hoặc thương tích ảnh hưởng đến một số cơ quan ở phía trên bên trái của cơ thể.

27/07/2019 12:00

Khung xương sườn gắn vào xương ức và cột sống, và xương sườn bảo vệ nhiều cơ quan quan trọng. Ở bên trái của cơ thể, các cơ quan này bao gồm:

• tim

• phổi trái

• lách

• thận trái

• tụy

• dạ dày

Dưới đây, chúng tôi thảo luận về 10 nguyên nhân có thể gây vùng bụng trên bên trái dưới xương sườn và khi nào thì một người có triệu chứng này nên đi khám bác sĩ.

1. Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS). IBS là tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể bao gồm:

• thay đổi nhu động ruột

• tiêu chảy

• táo bón

• co thắt dạ dày

• đầy hơi

• chất nhầy màu trắng trong phân

• mệt mỏi

Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra IBS, bệnh thường xảy ra do:

• sự kiện cuộc sống gây stress

• trầm cảm

• nhiễm khuẩn hoặc thay đổi trong ruột

• nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm

Những người bị IBS có thể được lợi từ việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

• tăng lượng chất xơ

• uống men vi sinh

• tập thể dục nhiều hơn

• giảm stress, ví dụ, bằng cách thực hành các kỹ thuật thiền và thư giãn

• đảm bảo vệ sinh giấc ngủ tốt

• nghỉ ngơi đầy đủ

2. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm đường ruột (IBD) là thuật ngữ chung chỉ các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính đường tiêu hóa. Các thể bệnh IBD phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Các triệu chứng của IBD bao gồm:

• đau bụng

• tiêu chảy thường xuyên

• máu trong phân

• mệt mỏi

• sụt cân không mong muốn

Chức năng của hệ miễn dịch kém có thể gây ra IBD, một số loại thuốc có thể giúp điều trị.

3. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là viêm ở phần sụn nối xương sườn với xương ức. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở ngực nặng lên khi hít thở sâu hoặc khi tham gia các hoạt động thể chất.

Uống thuốc giảm đau và chườm ấm vào vùng này có thể giúp điều trị viêm sụn sườn.

Bất cứ ai bị khó thở, sốt hoặc buồn nôn kèm theo đau ngực nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

4. Xương sườn bị bầm tím hoặc gãy

Nếu chấn thương dẫn đến một hoặc nhiều xương sườn bị bầm tím hoặc gãy, nạn nhân có thể bị đau quanh chỗ xương sườn bị ảnh hưởng cũng như đau ngực khi hít vào. Họ cũng có thể nghe thấy tiếng rắc tại thời điểm chấn thương.

Xương sườn bị tổn thương thường tự liền trong vòng 3 – 6 tuần. Có thể giảm đau và giúp quá trình chữa bệnh bằng cách:

• uống thuốc giảm đau

• chườm lạnh vào xương sườn để giảm sưng

• ôm gối vào ngực khi ho

• hít thở chậm, sâu để loại bỏ dịch tiết ra khỏi phổi

Xương sườn gãy đôi khi có thể chọc vào các cơ quan xung quanh. Do đó, người bị gãy xương sườn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy:

• đau ngực nhiều hơn

• khó thở

• đau vai

• ho ra máu

5. Viêm tụy

Viêm tụy có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Người bệnh có thể bị:

• sưng hoặc đau ở bụng, có thể xuyên ra sau lưng

• sốt

• tăng nhịp tim

• buồn nôn

• cảm giác sưng ở bụng

Người bị viêm tụy nặng có thể có thêm các triệu chứng, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Nếu một người nghĩ rằng họ có thể bị viêm tụy, họ nên đi khám bác sĩ ngay.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng sẽ quyết định điều trị, có thể bao gồm:

• thuốc giảm đau

• truyền dịch và thức ăn

• nghỉ ngơi

• phẫu thuật, trong trường hợp nặng

6. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim gây đau ngực dữ dội, cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

• sốt

• ho

• hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh, hẫng nhịp, hoặc bơm quá mạnh hoặc quá nhanh

• mệt mỏi

Màng ngoài tim bao gồm hai lớp mô bảo vệ tim và giúp tim hoạt động. Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm của mô này và thường là kết quả của nhiễm vi-rút.

Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và nghỉ ngơi nhiều có thể giúp điều trị viêm màng ngoài tim.

Đau ngực do viêm màng ngoài tim có thể cảm giác tương tự như cơn đau tim. Những người bị đau ngực nên tìm cách điều trị y tế ngay lập tức.

7. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tên y học của tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, có thể xuất phát từ:

• nhiễm khuẩn

• lạm dụng ma túy hoặc rượu

• tiếp xúc với bức xạ

• phản ứng stress của cơ thể đối với phẫu thuật hoặc bệnh nặng hoặc chấn thương

Viêm có thể gây đau hoặc khó chịu ở bụng trên bên trái, và người bệnh cũng có thể bị buồn nôn và nôn.

Điều trị viêm dạ dày bao gồm dùng các loại thuốc giúp giảm lượng axit trong dạ dày, cho phép lớp niêm mạc được chữa lành.

8. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận trái có thể gây đau ở vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng thận có thể bao gồm:

• đi tiểu thường xuyên

• đau khi đi tiểu

• đau ở lưng và háng

• sốt

• buồn nôn

• nôn

Nhiễm trùng thận có thể nguy hiểm, vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ ngay.

Để điều trị nhiễm trùng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đôi khi, nhiễm trùng nặng gây ra áp xe lớn hình thành trên thận, và phải phẫu thuật để dẫn lưu.

9. Sỏi thận

Sỏi thận nhỏ có thể đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu mà không gây đau, nhưng sỏi thận lớn hơn có thể gây ra các triệu chứng sau:

• đau ở bụng và lưng

• máu trong nước tiểu

• đau khi đi tiểu

• buồn nôn

• nôn

Uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước có thể giảm thiểu các triệu chứng và giúp sỏi thận trôi ra ngoài. Những người bị sỏi thận lớn hơn có thể cần điều trị bằng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.

10. Lách to

Đau ở bụng trên bên trái có thể là dấu hiệu của vấn đề với lách. Lách có thể bị to ra do nhiễm trùng hoặc một số tình trạng bệnh, chẳng hạn như bệnh gan hoặc viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng của lách to:

• cảm thấy no khi mới ăn rất ít

• thiếu máu

• mệt mỏi

• dễ chảy máu

• nhiễm trùng thường xuyên và tái phát

Các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân nền gây ra lách to. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, người bệnh cần hoàn thành một liệu trình điều trị bằng kháng sinh.

Thỉnh thoảng, một chấn thương ở nửa bên trái của cơ thể có thể khiến lách bị vỡ, dẫn đến đau ở vùng bụng trên bên trái, chóng mặt và tăng nhịp tim.

Vỡ lách là một cấp cứu y tế vì nó có thể gây chảy máu nhiều ở bên trong. Nếu một người có các dấu hiệu và triệu chứng của lách to hoặc vỡ lạch sau khi bị thương ở vùng này, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nói chuyện với bác sĩ về đau hoặc khó chịu nghiêm trọng hoặc thường xuyên ở vùng bụng trên bên trái.

Gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây đi kèm với đau bụng:

• yếu

• phân màu đen, giống như hắc ín

• có máu trong phân, nước tiểu hoặc chất nôn

Một người bị đau ngực và khó thở, chóng mặt hoặc sốt nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tóm lại

Đau vùng bụng trên bên trái dưới xương sườn có thể là do xương sườn bị gãy hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở ngực hoặc lưng.

Nếu đau vùng bụng trên bên trái diễn ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Cẩm Tú


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

14:10 , 28/06/2025

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

10:33 , 28/06/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

14:01 , 26/06/2025

Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

09:07 , 26/06/2025

Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè

18:50 , 25/06/2025

Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.

Thanh Hoá: Có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Thanh Hoá: Có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

16:59 , 25/06/2025

Vừa có thêm 4 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được hội đồng chuyên môn đánh giá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 20 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.

Trẻ hoá bệnh nhân suy thận

Trẻ hoá bệnh nhân suy thận

10:05 , 25/06/2025

Nếu như trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người độ tuổi từ 18-35 tuổi mắc bệnh chiếm đến 25%. Do diến biến của bệnh âm thầm nên đa số người trẻ tuổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng.

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ

09:43 , 25/06/2025

Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng

19:24 , 24/06/2025

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn quốc lô đối với lô thuốc viên nén Alfachim 4.2, sản xuất ngày 01/6/2024, hạn dùng 01/6/2026, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất do vi phạm chỉ tiêu định lượng. Cục đồng thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế

Cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế

19:22 , 24/06/2025

Để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế.