Những nhà giáo được lưu danh trong sử sách Việt Nam
(TTV) - Trong lịch sử giáo dục của đất nước, có rất nhiều tấm gương nhà giáo mẫu mực, được các thế hệ học trò ca ngợi, tôn vinh. Nổi tiếng với đủ ba yếu tố: Tâm, tầm và tài, những "người chèo đò" vĩ đại ấy đã có những đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà và được lưu danh sử sách.
1. Nhà giáo Chu Văn An (1292 – 1379)
![]() |
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Ông là một trong những nhà giáo ưu tú nhất trong lịch sử Việt Nam.
Thầy Chu Văn An vốn là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau này, ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.
Điển tích nổi tiếng nhất của thầy Chu Văn An khi sinh thời thể hiện sự chính trực chính là việc ông dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho đến khi mất.
2. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
![]() |
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà giáo vĩ đại có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông là một nhà đạo đức, nhà thơ, nhà giáo có tiếng tăm thời kỳ Nam – Bắc triều. Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ văn hóa dân tộc”, hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này.
Khi dạy học, Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, ông đã cho dựng Am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh ngoài tên hiệu còn tôn Nguyễn Bỉnh Khiêm là “Tuyết Giang phu tử”. Sự nghiệp trồng người của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang lại cho đất nước và thế hệ sau những người học trò giỏi giang, hiển đạt như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh,…
3. “La Sơn Phu Tử’ Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
Nguyễn Thiếp là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn. Cùng với Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Thiếp được học trò tôn là "Phu tử". Với tư chất thông minh, được dạy dỗ từ nhỏ, những điều kiện đủ để Nguyễn Thiếp trở nên một người hay chữ và hiển đạt về sau. Nhưng Nguyễn Thiếp không thích lối sống khuôn sáo, bó buộc thường tình, mà ngoặt sang lối rẽ khác, thực hiện chí của riêng mình theo lẽ xuất, xử của nhà Nho. Năm 21 tuổi, Nguyễn Thiếp đỗ Hương giải, con đường công danh trước mắt rộng thênh thang, vậy mà không hiểu vì sao ông lại dứt con đường cử nghiệp, chuyển sang ẩn dật. Sau này, Nguyễn Thiếp bất đắc dĩ phải ra làm quan để "để nuôi mẹ già báo đáp đạo hiếu" nhưng cũng từ đó ông tham gia vào việc chấn hưng việc học bị đình đốn sau nhiều năm loạn lạc, ông đưa ra nhiều chủ trương mới nhưng không được chấp nhận. Sau 13 năm làm quan, vì quá chán nản, ông lui về ở ẩn.
Trong những năm tháng sống ẩn dật trên núi Bùi Phong, Phu tử đã dạy được nhiều lớp học trò thành đạt, đem lại sự giáo hóa và muốn thay đổi học phong cho cả một thời Tây Sơn.
![]() |
4. Nhà giáo Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
![]() |
Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người “tập đại hành” mọi tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của nước ta đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.
Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu…
5. Nhà giáo Cao Bá Quát (1809-1854)
![]() |
Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là người tài năng, đức độ. Người đương thời thường nói rằng: “Văn như Siêu, Quát vô triều Hán”… (trước thời Hán không có ai văn giỏi như Siêu, Quát) hoặc “Thánh Quát, Thần Siêu”… để chỉ tài năng văn chương lỗi lạc của ông và Nguyễn Văn Siêu.
6. Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - bậc tôn sư của đất phương Nam
![]() |
|
![]() |
![]() |
10. Nhà giáo nhân dân Đặng Thai Mai (1902-1984)
Nhà giáo Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến với những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Đặng Thai Mai là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
|
Sự nghiệp trồng người là một hành trình dài, học tập là một công việc cả đời. Chừng nào cái tâm và cái tầm của những người làm nghề nghiệp cao quí này vẫn vững vàng thì chừng đó hi vọng cho một tương lai phát triển vẫn còn được nhen nhóm. Vì thế, học tập từ quá khứ với những tấm gương bậc hiền nhân là một việc nên làm nhân ngày lễ trọng đại tôn sư trọng đạo này.
Việt Hòa
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giải toả áp lực tâm lý mùa thi
Mùa thi luôn là thời điểm căng thẳng nhất đối với học sinh, không chỉ bởi khối lượng kiến thức cần ôn luyện mà còn vì áp lực về điểm số và sự kỳ vọng của bản thân, gia đình, thầy cô. Những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm hơn đến các hoạt động, nhằm giúp học sinh vượt qua áp lực và lo âu trong giai đoạn quan trọng này.

Ngày hội đọc sách năm 2025 tại huyện Triệu Sơn
Trung Tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội thanh thiếu nhi với văn hóa đọc sách năm 2025.

Đề xuất cho sinh viên vay 5 triệu đồng mỗi tháng để theo học các ngành công nghệ
Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.

Khen thưởng đội bóng sinh viên đoạt cúp vô địch quốc gia và quốc tế Giải bóng đá Thanh niên sinh viên 2025 - Cúp THACO
Sáng ngày 17/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ tôn vinh và khen thưởng đội bóng sinh viên đoạt cúp vô địch Quốc gia và Quốc tế Giải bóng đá Thanh niên Sinh viên 2025 - Cúp THACO. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng tới dự.

Khai mạc Ngày hội Đọc sách năm 2025
Chiều ngày 16/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã khai mạc ngày hội Đọc sách - ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025. Sự kiện được tổ chức trong 2 ngày, từ 16 đến 17/4, với chủ đề “Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng”.

Ngày 15/4, mở cổng đăng ký thử dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở cổng để thí sinh có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tăng cường ôn tập cho học sinh cuối cấp
Chỉ còn khoảng 7 tuần nữa, kỳ thi vào lớp 10, bậc THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ chính thức diễn ra. Nhiều năm qua, tại thành phố Thanh Hóa, đây được xem là kỳ thi căng thẳng nhất của các bậc phụ huynh và học sinh. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại, các trường THCS trên địa bàn thành phố đang tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh khối 9, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để các em bước vào kỳ thi quan trọng này.

Các trường đại học, cao đẳng tại Thanh Hóa có thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới
Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và xu thế phát triển kinh tế - xã hội, mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã mở rộng quy mô đào tạo, thêm ngành học mới và tích cực triển khai công tác tuyển sinh với mục tiêu đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đạt chất lượng cao nhất.

STEM cho trẻ mầm non - Khơi dậy sáng tạo sớm
Hiện nay, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa STEM vào lớp học. Thông qua những hoạt động sáng tạo, trẻ được khám phá khoa học theo cách của riêng mình. Đây là bước khởi đầu tích cực trong hành trình nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.