Những nữ doanh nhân khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế tại địa phương
Năng động, nhạy bén với thị trường, nhiều nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, đưa doanh nghiệp do mình làm chủ ngày càng phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề dệt chiếu cói truyền thống, năm 2017, chị Nguyễn Thị Huyền, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thành lập Công ty TNHH Sản xuất thương mại và xuất khẩu Cói Xanh để trực tiếp sản xuất, gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, chị đã nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng; tham gia vào các trang thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Nhờ đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gương trang trí cói xanh, khay, đĩa từ cói, bèo tây… đã được khách hàng ưa chuộng và có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Hiện doanh nghiệp đang tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập trung bình từ 4- 5 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Cói Xanh, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để nối tiếp làng nghề, tôi phát triển nghề thủ công để hướng tới xuất khẩu ra thị trường Mỹ, Trung Quốc để giữ gìn cây cói cho Nga Sơn, phát triển làng nghề để bà con có thu nhập ổn định. Mua tài khoản alibaba để giới thiệu ra nước ngoài, thiết kế ra các mẫu mã mới... 1 tháng xuất 4 - 5 công, chủ yếu sản phẩm đan từ cói se, nguyên liệu cói bộ. Thời gian tới, chúng tôi muốn đẩy mạnh sang thị trường Trung Quốc, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con".
Với mong muốn giúp người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn, chị Nguyễn Thị Quế đã thành lập Cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food tại Thành phố Thanh Hóa. Theo đó, chị đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất như: máy xay thịt, máy đóng gói, máy làm mọc, máy thái thịt, máy trộn, máy đùn xúc xích, máy hấp, máy sấy máy hút chân không… nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhờ đó, những sản phẩm do cơ sở của chị sản xuất như: xúc xích, nem nướng, nem thính, giò, chả, mọc , khô gà, muối lạc… đã được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Hiện tại, thực phẩm sạch của Quế Food đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng, trường học… trong và ngoài tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Quế, Chủ Cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để nâng cao chất lượng sản phẩm, điều đầu tiên là nguyên liệu phải an toàn. Bên Quế Food có hợp tác, hợp đồng với những đơn vị có uy tín trên thị trường Thanh Hóa. Mình cũng chuẩn bị về xưởng sản xuất làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất; quá trình đóng gói cũng đảm bảo nhất. Đăng trên Facebook.".
Năm 2020, chị Nguyễn Bích Liên quyết định mở cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food tại Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn với lĩnh vực chính là sản xuất bánh bao. Trải qua nhiều lần thất bại, chị đã hoàn thiện công thức bánh bao của riêng mình. Cùng với đó, chị còn sản xuất các sản phảm khác như: bánh trôi, trung thu, xu xê… Với phương châm sản xuất "ngon, sạch làm cho khách như làm cho chính mình", những chiếc bánh do cơ sở chị làm ra đều có nguyên liệu rõ nguồn gốc, xuất xứ, được test và lưu mẫu, cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, gần 4 năm xây dựng và phát triển, các sản phẩm của Nguyên Phong Food mang nhãn hiệu "Ozê ngon"… đã có mặt tại nhiều gia đình, cửa hàng ở nhiều huyện, thị, thành phố của Thanh Hóa. Trung bình 1 tháng, cơ sở Nguyên Phong Food cung cấp ra thị trường trên 18. 0000 cái bánh bao cùng hàng trăm các loại bánh khác.
Chị Nguyễn Bích Liên, Chủ Cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi đang phát triển các sản phẩm thực phẩm chế biến, trong đó sản phẩm chính là bánh bao. Chúng tôi đầu tư nhiều máy móc thiết bị như: cán bột, chia bột… Cử nhân viên tham gia các khóa vệ sinh an toàn thực phẩm; cách bảo quản thực phẩm. Thời gian tới, chúng tôi nâng cao cơ sơ sản xuất, hoàn thiện hồ sơ để sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP của huyện Đông Sơn".
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hàng chục nghìn chị em phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã… Đội ngũ nữ doanh nhân xứ Thanh đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất, dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp, xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ… Không ngại khó khăn, vất vả, các nữ doanh nhân luôn tạo dựng uy tín, chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trên thương trường.
Chị Trần Thị Hà, Chủ cơ sở gia công may mặc Thu Hà, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại công việc rất đều… 3 năm nay kinh tế phát triển khá hơn, thu nhập ổn định hơn. Tôi cũng tạo việc làm cho nhiều chị em mức lương 6-7 triệu/tháng".
Có thể nói rằng, những chị em phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như các chị: Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Bích Liên, Trần Thị Hà… đã cùng với các nữ doanh nhân Thanh Hóa thực sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén với cơ chế thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huy động tiền gửi của các ngân hàng lập kỷ lục mới
Huy động tiền gửi của các ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới khi 26 ngân hàng đã công bố kết quả huy động vốn trong năm 2024 với tổng lượng huy động vượt 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 12,89% so với năm 2023.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm miến truyền thống
Phát huy lợi thế của địa phương có nhiều làng nghề miến truyền thống, những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất miến của tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm miến của Thanh Hóa đã mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thanh Hoá thu ngân sách gần 4.000 tỷ trong tháng đầu năm 2025
Tháng 1/2025 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đã đạt gần 4.000 tỷ đồng, bằng 8,8% dự toán.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng đầu năm đạt 5,08 tỷ USD
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1/2025 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Tín hiệu khả quan từ thu hút nguồn vốn FDI
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1 năm 2025 đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2024.
Khơi dậy động lực đầu tư của các doanh nghiệp
Trong tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh và những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất lớn.
Ngư dân Thanh Hoá vào mùa biển mới
Ngay sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, ngư dân các địa phương ven biển của Thanh Hóa lại chuẩn bị mọi điều kiện cho chuyến đi biển đầu năm, mang theo kỳ vọng một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.
Năm 2025: Công tác giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước
Xác định công tác giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, bước vào năm 2025, các địa phương, chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo cho các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ.
Thanh Hóa có 220 ha nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới
Những năm qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị kinh tế. Trong đó, nuôi tôm trong ao phủ bạt có mái che đang được người nuôi tôm quan tâm đầu tư.
Bảo vệ đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết giá rét
Những ngày này, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến Thanh Hóa gây mưa mù, giá rét, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, nhất là ở các huyện miền núi. Do vậy, bà con cần chủ động các biện pháp phòng chống đói rét, bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.