Những pha hạ cánh đáng sợ trong lịch sử hàng không
Cảnh tàu bay hạ cánh khiến người xem thót tim không chỉ có trong những bộ phim. Trong lịch sử hàng không, hạ cánh khẩn cấp bằng mũi, bằng bụng, hạ cánh khi mất bánh xe, hỏng càng... của những chiếc tàu bay khiến hành khách kinh hãi.
Mới đây, vào tối ngày 29-11, chiếc tàu bay Airbus 321 mang số hiệu VJ 356 của Hãng Hàng không Vietjet Air chở 207 khách khởi hành từ Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột đã gặp sự cố trong quá trình tiếp đất tại sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Trước tình hình khẩn cấp, phi hành đoàn lập tức phát thông báo khẩn cấp yêu cầu toàn bộ hành khách bỏ lại hành lý, thoát ra ngoài qua cửa thoát hiểm và phao trượt.
![]() |
Chiếc tàu bay Airbus A321 của Hãng Hàng không Vietjet Air gặp sự cố tiếp đất tại sân bay Buôn Ma Thuột. |
Sau khi xảy ra vụ việc, phía sân bay và các đơn vị liên quan đã tiến hành khắc phục sự cố đồng thời kiểm tra để làm rõ nguyên nhân. Đại diện Cục Hàng không Việt Nam xác nhận, hai bánh trước của máy bay gặp sự cố trong quá trình hạ cánh, phải dừng lại an toàn trên đường cất hạ cánh.
Đã có rất nhiều sự cố tương tự hay có những tình tiết khá giống với sự cố của Vietjet Air vừa xảy ra trong lịch sử ngành hàng không. Hãy điểm lại một số sự cố này:
Từ hỏng càng, mất bánh...
Ngày 28-8 vừa qua, chiếc tàu bay Airbus 320 của Capital Airlines khởi hành từ Bắc Kinh (Trung Quốc) gặp sự cố trong quá trình chuẩn bị hạ cánh ở Macau, bởi một cơn gió mạnh khiến bộ phận hạ cánh trước máy bay bị hỏng nặng. Các mảnh vỡ bay vào trong động cơ và phi công phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay ở Thâm Quyến cách đó 40km mà không có bánh trước.
Sự cố khiến 5 hành khách bị thương nhẹ trong số 157 hành khách và phi hành đoàn. Các đoạn video tại hiện trường cho thấy mọi người phải thoát khỏi máy bay qua các phao trượt khẩn cấp tại sân bay ở Thâm Quyến. Sự việc cũng đã khiến nhiều chuyến bay khác bị lùi giờ khởi hành.
Tháng 5-2018, chiếc tàu bay chở khách cỡ lớn A-330-200 của Hãng Hàng không Saudi Arabia có hành trình bay từ Medina tới Dhaka đã gặp một sự cố hy hữu xảy khi hạ cánh. Cụ thể, chiếc máy bay này đã "hạ cánh cứng" (hard landing) tại Jeddah mà không có bộ phận càng máy bay.
Theo báo cáo, càng đáp phía trước của máy bay đã bị kẹt và không thể bung ra, khiến cho chiếc phi cơ không thể tiếp đất một cách thông thường. Sau khi cố gắng tìm mọi cách khắc phục sự cố nhưng không thành công, cơ trưởng đã buộc phải thực hiện cú hạ cánh khẩn cấp bằng bụng, hạ cánh “cứng” xuống sân bay Jeddah sau khi lượng vòng vòng suốt nhiều giờ và đã xả hết nhiên liệu ra ngoài để tránh phát nổ.
Vào tháng 3-2016, chiếc máy bay Fokker 100 của Hãng Hàng không Kazakhstan Bek Air khởi hành từ Kyzylorda, trong lúc chuẩn bị hạ cánh tại sân bay quốc tế Astana, phi công đã nhận ra các bánh xe phía trước bị hỏng. Sau khi xem xét, cơ trưởng quyết định tiếp đất mà không cần bộ phận hạ cánh phía trước.
Sau khi nhận được tin tức sự cố, các nhân viên sân bay bao phủ đường băng với bọt xà phòng để giảm thiểu ma sát. Chiếc máy bay hạ cánh xuống trễ hơn khoảng 45 phút so với dự kiến sau khi bay vài vòng quanh sân bay.
Tất cả 116 hành khách và năm thành viên phi hành đoàn trên máy bay Bek Air đã hạ cánh an toàn và không có chấn thương gì.
...đến cửa buồng lái bị vỡ, mảng mái bị xé tung hay sườn thủng lỗ
Cũng trong tháng 5-2018, chiếc tàu bay Airbus A319 mang số hiệu 3U8633 của Hãng Hàng không Sichuan Airlines (Trung Quốc) đang trên hành trình nội địa từ Trùng Khánh tới tỉnh Lhasa, Tây Tạng thì buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Thành Đô sau khi cửa sổ buồng lái bên phải bất ngờ bị rơi khỏi chiếc phi cơ đang ở độ cao 10.000 m.
Sự cố khiến một cơ phó bị hút ra ngoài cùng với một số bộ phận của hệ thống điều khiển, may mắn dây an toàn của cơ phó buộc chặt. Rất may, sau 20 phút gặp sự cố chiếc máy bay hạ cánh an toàn.
Vào ngày 2-2-2016, chuyến bay mang số hiệu D3159 của Hãng Hàng không Daallo (Somalia) đã phải hạ cánh khẩn khi một vụ nổ nghi do bom làm thủng một lỗ lớn bên sườn phải máy bay chỉ sau năm phút cất cánh từ sân bay quốc tế Aden Adde ở Mogadishu.
Các hành khách trên chuyến bay từ Somalia tới Djibouti đã nháo nhào tá hỏa khi một tiếng nổ bất ngờ vang lên làm thủng một lỗ lớn trên máy bay khi nó đang ở độ cao vài ngàn mét so với mặt đất.
Sau tiếng nổ, khi lửa và khói bắt đầu phủ kín khoang hành khách, cơ trưởng đã bình tĩnh điều khiển, đáp máy bay khẩn cấp xuống sân bay ở Raas Cabaad.
Đoàn cứu hộ khẩn cấp trên mặt đất kinh hoàng nhận thấy một lỗ thủng lớn trên thân máy bay phía bên phải, ngay sau cửa R2. Rất may là mọi hành khách đều thoát chết sau vụ việc.
Xa hơn nữa, vào năm 1988, một chiếc tàu bay Boeing 737 của Hãng Hàng không Aloha Airlines chở 90 người trên khoang, đang trên đường tới Honolulu ở độ cao 7,3km, khi một mảng mái máy bay tung ra.
![]() |
Boeing 737 của Hãng Hàng không Aloha Airlines gặp sự cố mất mái. |
Vụ nổ áp suất đã xé tung một mảng lớn hơn của mái, hút nữ tiếp viên 57 tuổi từ ghế ra ngoài máy bay. May mắn là tất cả các hành khách còn lại đều thắt dây an toàn, và phi công Robert Schornstheimer đã hạ cánh thành công 13 phút sau, đảm bảo không có thêm hành khách nào thiệt mạng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ 7 giờ ngày 24/5 đến 7 giờ ngày 25/5, khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Sáng 25/5, Trung tâm tiếp tục phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình.

Cần chấn chỉnh tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Những ngày này, đang vào vụ thu hoạch lúa, tình trạng người dân chiếm dụng lòng, lề đường để phơi rơm rạ và vận hành máy tuốt lúa ven đường diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên tuyền và giải toả các điểm phơi lúa rơm rạ trên các tuyến đường.

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn liên tiếp tai nạn, từ va chạm liên hoàn đến lật xe
Chỉ trong chiều 23/5, tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình - Cao Bồ - Mai Sơn liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn giao thông, từ va chạm liên hoàn đến xe lật chắn ngang đường gây ùn tắc.

Lộ trình xử lý đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy
Nghị định số 105 vừa được Chính phủ ban hành, quy định rõ lộ trình xử lý đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu lực.

Huyện Cẩm Thủy hoàn thành các dự án kè sạt lở sông Mã đúng kế hoạch
Tại huyện Cẩm Thủy, một số đoạn bãi sông Mã bị sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân đang được đầu tư kinh phí xây dựng công trình kè bãi sông. Theo hợp đồng, thời gian hoàn thành các dự án này là đến hết năm 2025. Tuy nhiên các nhà thầu đang phấn đấu rút ngắn thời gian thi công so với hợp đồng từ 2 đến 3 tháng.

Người dân xã Lương Trung, huyện Bá Thước mong mỏi một cây cầu
Sáng ngày 23/5 đã xảy ra vụ lật đò trên sông Mã, đoạn qua xã Lương Trung, huyện Bá Thước, trên đò đang chở 10 học sinh. Rất may, vụ lật đò không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, vụ việc khiến người dân nơi đây càng thêm bất an và mong mỏi sớm có một cây cầu nối 2 bờ sông.

Tăng cường công tác phòng, chống hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh
Theo báo cáo của Công an tỉnh, hiện vẫn còn nhiều trường hợp đang cư trú, lao động trái phép tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, tiềm ẩn nhiều rủi ro về công tác an ninh và ảnh hưởng đến chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Để chủ động phòng ngừa, kiểm soát tốt công tác xuất, nhập cảnh trái phép và ốn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Từ đêm 24/5 - 25/5, Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, do chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa tăng cường kết hợp với hội tụ gió trên cao. Từ đêm 24/5 đến đêm ngày 25/5, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to và dông.

Tăng cường năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
Chiều ngày 23/5, Ủy ban Nhân dân huyện Bá Thước phối hợp với Tổ chức GRET của Pháp giới thiệu Dự án “Tăng cường năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước”.

Chương trình đồng hành cùng ngư dân nghèo
Chiều ngày 23/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ sinh kế và kinh phí xây nhà 1 lần cho các hộ ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thuộc chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.