Những tác phẩm kiến trúc của Antoni Gaudi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Antoni Gaudi được biết đến là cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại của xứ Catalan với 7 tác phẩm kiến trúc của ông đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1984 - 2005. Đâu đâu ở Barcelona, Tây Ban Nha cũng thấy dấu ấn của kiến trúc sư tài hoa nhưng cô độc này.
Theo tài liệu chính thức, Antoni Gaudi sinh ngày 25/6/1852, là con út trong một gia đình thợ rèn đồng có 5 người con tại tỉnh Tarragona phía Nam Catalonia, Tây Ban Nha. Người con của xứ Catalan từ nhỏ đã khác người, ít chơi với trẻ em đồng trang lứa mà có một thế giới của riêng mình và đắm chìm trong đó. Antoni Gaudí say sưa với những nét đẹp của tự nhiên, chiêm ngưỡng những dáng hình của cây, cỏ, lá… để sau này dựa vào những thiết kế thần kỳ của thiên nhiên ấy mà sáng tạo ra hàng loạt tác phẩm kiến trúc độc đáo và ấn tượng của riêng mình. Năm 1878, ông được được chính thức trao bằng kiến trúc sư trường cao đẳng kiến trúc Barcelona.
Gaudi đã dồn hết tâm huyết và thời gian cho công việc nên đã sống độc thân cả đời. Công việc đã chiếm lĩnh toàn bộ thời gian và sức lực của ông. Ông cũng đã trải qua nhiều đau thương và mất mát khi mất đi những người thân trong gia đình từ rất sớm. Không may mắn trong đời tư, Antoni Gaudi càng say mê hơn nghệ thuật kiến trúc. Ở đỉnh cao sáng tạo của đời mình, các quan niệm nghệ thuật và cách nhìn nhận đời sống của Gaudi càng trở nên độc lập. Ông chống lại tất cả những chế độ chuyên chế và ủng hộ mọi khát vọng tự do sáng tạo, trước hết là ủng hộ phong trào đòi độc lập cho xứ Catalonia.
Các công trình của ông là sự kết hợp niềm đam mê đối với thiên nhiên, tôn giáo và lòng yêu nước. Ông mang tới một luồng gió mới, một bước ngoặt cho nền kiến trúc trên thế giới, riêng biệt, lạ lùng nhưng lại quá độc đáo nên cho đến nay cũng không một ai có thể đi tiếp trên con đường của ông. Các công trình của Gaudi chủ yếu nằm tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Hàng năm thành phố thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, những người hâm mộ, đam mê tác phẩm của Gaudi. Những tác phẩm của ông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho tác họa sĩ siêu thực sau này.
Công viên “điên rồ” Parc Guell là một tổng thể kiến trúc tưởng chừng như điên rồ nhưng đầy sáng tạo, nơi đây cho chúng ta một cái nhìn lạ thường, như đi vào một nơi không có thực. Hãy ngồi và chiêm ngưỡng những băng ghế dài được lát bằng những mảnh sứ nhỏ đầy màu sắc như một con rắn biển trên sân thượng đang mỉm cười với con rồng khảm sứ ở lối vào chính. Công viên Parc Guell bắt đầu khởi công năm 1900 và hoàn thành vào năm 1914 và đến năm 1984 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngôi nhà Casa Batlo trước đây là nơi cư trú của gia đình Batllo, đến năm 1904 - 1906 Gaudi và kiến trúc sư Josep Maria Jujol phục hồi và xây dựng lại, được mệnh danh là ngôi nhà của những khúc xương. Điểm nổi bật nơi đây là các kiến trúc sư không sử dụng bất cứ một đường thẳng nào trong thiết kế của mình. Phần mái nhà giống như các kết cấu có vảy và mặt sau mái nhà là hình ảnh con rồng.
Tòa nhà “xù xì” Casa Mila được khởi công năm 1905, hoàn thiện năm 1912 sau rất nhiều cố gắng nỗ lực của Gaudi. Đến với tòa nhà này điều thú vị nhất là đi dạo trên ban công đầy xích sắt và ngắm nhìn những ống khói xù xì không nơi nào trên thế giới có được ngoài Tây Ban Nha.
Tòa nhà Bellesguard được xây dựng trên những tàn tích thế kỷ 15. Trước kia, đây là nơi cư trú của vị vua cuối cùng vùng Catalonia, Tây Ban Nha. Cấu trúc tòa nhà được xây dựng theo phong cách Tân Gothic. Bellesguard nằm trên núi Collserola, lên tới đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố Barcelona. Tòa nhà còn được coi là biểu tượng của lòng yêu nước của Gaudi.
Gaudi đã đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp với công trình kiến trúc nhà thờ Sagrada Familia. Công trình này xây dựng vào năm 1882 và là một ví dụ tuyệt vời của kiến trúc Gothic hiện đại, kết hợp các yếu tố của biểu tượng tôn giáo. Mỗi lối vào nhà thờ đều đại diện của Chúa, Ngài ban cho các con chiên đức tin, hy vọng, và tình yêu. Nhưng đến năm 1926, Gaudi qua đời khi nhà thờ mới hoàn thành được 25%. Cho tới nay, gần một thế kỷ trôi qua, Sagrada Familia vẫn dang dở. Thiết kế của ông kỳ lạ đến mức không ai có thể hiểu và tiếp nối.
Thanh Vân - Ngọc Liên - Lê Dung
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa
Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.
Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Thành Nhà Hồ
Với lối kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong những công trình cổ giá trị nhất còn lại ở Đông Nam Á đến hiện nay, thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, khai thác điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong cả 4 mùa.
Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hoá của người Việt
Đối với người Việt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trân trọng những giá trị cội nguồn. Trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, các điểm di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa đã đón rất đông Nhân dân và du khách tham quan, dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.
Điệu khặp ngày xuân
Trong những ngày đầu xuân năm mới, trên khắp các bản làng người Thái, những điệu khặp – hình thức diễn xướng đặc trưng trong các sinh hoạt cộng đồng lại được cất lên như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, tương lai, mang theo khát vọng của đồng bào về một năm mới tốt đẹp hơn.
Chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025
Tối ngày 28/01, tức tối giao thừa Tết nguyên đán, tại quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài PT&TH Thanh Hoá đã tổ chức chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Mừng Đảng 95 mùa Xuân, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.