Những thành phố và quốc gia nào có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới?
Phần lớn các thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới nằm ở khu vực châu Á, trong khi đó, không có thành phố nào của Mỹ nằm trong top 10.
Với những ưu điểm của mình như tốc độ cao, độ trễ thấp, khả năng phủ sóng rộng… công nghệ mạng 5G được hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc cách mạng về công nghệ và viễn thông. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã và đang thương mại hóa mạng 5G để mang đến cho người dùng trải nghiệm công nghệ mạng mới nhất.
Mới đây, Open Signal, công ty chuyên phân tích và đánh giá về thị trường mạng di động và không dây (có trụ sở tại London, Anh), vừa công bố báo cáo về tốc độ mạng 5G trên toàn cầu trong quý I/2021.
Theo báo cáo của Open Signal, 5/10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới nằm ở châu Á và chiếm trọn 5 vị trí dẫn đầu. Trong đó, Jeonju, thành phố lớn thứ 16 tại Hàn Quốc, là thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới, khi người dân sống ở đây có thể đạt được tốc độ tải trung bình lên đến 415,6 Mbps (51,95 MB/s), nhanh gấp 15% tốc độ mạng 5G trung bình tại Hàn Quốc.
Thành phố xếp thứ 2 về tốc độ mạng 5G là Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc), với tốc độ mạng 5G trung bình đạt 360,1 Mbps (45,01 MB/s). Riyadh, thủ đô của Ả rập Xê Út xếp ở vị trí thứ 3 với tốc độ mạng 5G trung bình 317,3 Mbps (39,66 MB/s).
Những cái tên còn lại xếp trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới bao gồm Dubai (285,4 Mbps), Tokyo (277,5 Mbps), Melbourne (257,6 Mbps), Zurich (245,1 Mbps), Dublin (194 Mbps), Barcelona (188,8 Mbps) và Calgary (184,1 Mbps).
Open Signal cho biết chỉ có 3 trong 10 thành phố có mạng 5G nhanh nhất thế giới là thủ đô của các quốc gia, bao gồm Riyadh thủ đô Ả rập Xê út, Tokyo là thủ đô của Nhật Bản và Dublin là thủ đô của Ireland. Đáng chú ý, dù là cường quốc số một thế giới về công nghệ, không có thành phố nào của Mỹ góp mặt trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Quốc gia nào có mạng 5G nhanh nhất thế giới?
Open Signal cũng báo cáo danh sách 10 quốc gia có tốc độ mạng 5G nhanh nhất, trong đó các quốc gia châu Á lại một lần nữa chiếm ưu thế.
Xét về tốc độ trung bình khi download bằng mạng 5G, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu danh sách do Open Signal công bố, với tốc độ download trung bình đạt 361,0 Mbps (45,12 MB/s). Các quốc gia xếp sau lần lượt là Đài Loan (309,9 Mbps), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (269,0 Mbps), Úc (239,6 Mbps), Nhật Bản (231,5 Mbps), Ả Rập Xê Út (229,8 Mbps), Phần Lan (219,5 Mbps), Kuwait (212,9 Mbps), Thụy Sĩ (173,3 Mbps) và Áo (162,8 Mbps).
Xét về tốc độ trung bình khi upload bằng mạng 5G, Đài Loan là quốc gia dẫn đầu với tốc độ 36,7 Mbps (4,5 MB/s). Đáng chú ý, Thái Lan là đại diện duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á góp mặt trong top 10 quốc gia có tốc độ upload trung bình bằng mạng 5G cao nhất thế giới, với tốc độ 21,9 Mbps (2,7 MB/s).
Dù chỉ xếp thứ 3 về tốc độ trung bình của mạng 5G, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất lại là quốc gia có tốc độ mạng 5G tối đa cao nhất, với tốc độ lên đến 863 Mbps (107,8 MB/s). Nhật Bản (856,5 Mbps), Đài Loan (845,9 Mbps), Hy Lạp (797,8 Mbps) và Ả Rập Xê Út (776,3 Mbps) là 5 quốc gia tốc độ download mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Một số quốc gia lớn và triển khai mạng 5G sớm nhất như Mỹ, Đức, Ý, Anh… lại không góp mặt trong top 5 quốc gia có mạng 5G tốt nhất thế giới. Trong đó, dù có tốc độ mạng 5G bị đánh giá không được tốt, Mỹ lại là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng mạng 5G lớn nhất thế giới. Đa số các nhà mạng tại Mỹ sử dụng mạng 5G với tần số thấp, điều này sẽ khiến cho tốc độ mạng không được cao, nhưng bù lại có mức độ phủ sóng lớn hơn. Theo Open Signal, trung bình 95,3% người dùng 5G (đang sở hữu các thiết bị hỗ trợ mạng 5G) tại Mỹ có thể tiếp cận và sử dụng mạng 5G, mức cao nhất thế giới.
T.Thủy/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá cánh báo có mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn
Nghị định 163/2025 của Chính phủ yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh dược khi hoạt động trên các ứng dụng hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai đầy đủ các thông tin pháp lý liên quan.

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ chính thức được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và dự kiến hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/1/2026. Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị thiết thực và tiện ích vượt trội cho người dân trong việc tiếp cận và quản lý các quyền lợi về an sinh xã hội.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số, làm cơ sở để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của người dân.

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu
Các chuyên gia đã phát hiện một loại mã độc nhắm đến nền tảng Android, mang tên gọi “Godfather”, có khả năng tạo ra một môi trường ảo cách ly trên các thiết bị di động để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản, chiếm quyền kiểm soát các ứng dụng ngân hàng, tài chính trên thiết bị.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.