Những thảo dược có thể giúp bạn chữa táo bón
Khi bị táo bón, cách giải quyết nhiều người hay sử dụng đó là uống thuốc trị táo bón. Tuy nhiên, với những trường hợp triệu chứng táo bón không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng các thảo dược tự nhiên để chữa táo bón.
![]() |
Nước chanh
Bạn nên uống 1 cốc nước chanh cả trước khi ngủ và ngay khi thức dậy. Theo Đông Y, chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chống nôn, chữa ho và lợi tiêu hóa điều này giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón.
Dầu ô liu
Bạn có thể sử dụng 1 thìa cà phê dầu ô liu vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Bởi dầu oliu hoạt động như một chất bôi trơn, giúp phân mềm và dễ di chuyển.
Mật ong
Y học cổ truyền cho rằng mật ong có tác dụng nhuận trường, giải độc, giảm đau, chữa ho và có thể chữa táo bón.
Bạn hãy thử uống 2 thìa cà phê mật ong mỗi lần, 3 lần/ngày. Nếu có tổn thương đường tiêu hóa, bạn có thể uống 1–2 thìa cà phê mật ong lúc bụng đói (trước khi ăn 30 phút) để giảm đau và hỗ trợ điều trị, uống tối đa 3 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng mật ong cùng với hành và tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nước ép mận hoặc mận khô
Trong nước ép mận chứa nhiều sorbitol, có tác dụng nhuận tràng, làm gia tăng áp suất thẩm thấu và làm tăng lượng nước ở ruột, giúp việc đi ngoài diễn ra dễ dàng.
Thảo quyết minh hay hạt muồng ngủ, hạt muồng muồng
Để chữa táo bón nặng, bạn có thể dùng 10 – 20g thảo quyết minh dạng sao vàng rồi nấu nước uống nhiều lần trong ngày. Theo y học cổ truyền, loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng do có hoạt chất atragluocozit làm tăng nhu động ruột mà không gây đau bụng.
Phan tả diệp
Bạn có thể dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Theo Đông y, loại thảo dược này có vị ngọt đắng, tính hàn, tùy theo liều lượng sử dụng mà có tác dụng nhuận tràng hoặc tẩy xổ.
Lưu ý: Cách chữa táo bón này không phù hợp với người bị hư nhược và phụ nữ mang thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Muồng trâu
Cách chữa táo bón hiệu quả là dùng 4-12g để sắc uống trong ngày. Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu là nhờ hợp chất sennoasides, giúp làm tăng nhu động ruột và tăng khả năng đẩy phân ra ngoài.
Lưu ý: Cách này cũng không được sử dụng cho phụ nữ có thai.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.