Những thầy giáo cắm bản
Hiện nay, ở huyện Mường Lát, vẫn còn những điểm trường mà giao thông cách trở, đi lại rất khó khăn. Các giáo viên phải cắm bản để học sinh không lỡ dở việc học. Và ở những điểm trường lẻ như vậy, bao năm rồi, chỉ có các thầy giáo cắm bản, nhường những nơi thuận lợi hơn cho các giáo viên nữ. Đó cũng chính là sự sẻ chia, đoàn kết của tập thể sư phạm, để đem con chữ, tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Giữa nơi không điện, không sóng điện thoại, không mạng internet, hết giờ dạy học, các thầy cũng chỉ biết quanh quẩn ở căn phòng tập thể rộng hơn 10m2.
Đây là cách để bắt sóng điện thoại của những giáo viên ở điểm trường tiểu học Suối Tung, thuộc trường Tiểu học Trung Lý 1, huyện Mường Lát…
Phòng vừa là bếp, vừa là nơi làm việc, cũng là nơi nghỉ ngơi. Vậy nên ở những điểm trường như Suối Tung, hay Ón, hầu như chỉ có những giáo viên nam mới có thể bám trụ lại.
Thầy giáo Vi Văn Chuân, Trưởng Điểm trường Ón, trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Điểm trường Ón có 5 thầy ở lại. Điểm trường Ón là điểm trường xa nhất và khó khăn nhất của xã Tam Chung, nên các cô không thể đi được, vào mùa mưa lạnh, đường trơn trượt. Anh em chúng tôi thay phiên nhau vào điểm trường này".
Thầy giáo Hà Văn Dạn, Giáo viên điểm trường Ón, trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Ăn bán trú thầy hơi vất vả vì phải ra lấy thực phẩm ngoài thị trấn vào, cách khoảng 25, 26km, hằng ngày thầy dậy sớm đi lấy vào cho kịp nấu bữa trưa cho các con".
Họ đã tập làm quen với những khó khăn, thiếu thốn. Họ động viên nhau cùng vượt qua trở ngại. Để rồi, người ít thì 3 - 4 năm, người nhiều thì đã 7 - 8 năm gắn bó với những điểm trường này.
Thầy giáo Hơ Văn Chá, Giáo viên điểm trường Suối Lóng, trường Tiểu học Trung Lý 1, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ thêm: "Nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến con cái. Anh em chúng tôi còn phải đến tận nhà để đón các cháu đến lớp. Chúng tôi vẫn cố gắng dạy cho các con các cháu sao cho biết đọc, biết viết để sau này có trình độ, có hướng làm ăn đảm bảo điều kiện kinh tế, xoá đói giảm nghèo".
Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngoài chính sách tiền lương theo quy định, nhà trường cùng công đoàn kêu gọi anh em trong nhà trường hỗ trợ mỗi thầy một tháng mấy trăm nghìn hỗ trợ thêm tiền xăng xe đi lại cho các thầy. Công đoàn mua sắm tủ lạnh cho các thầy dự trữ thức ăn".
Cũng có lúc mệt mỏi, cũng có lúc cô đơn, cũng có lúc tủi thân vì thiệt thòi… Nhưng, các thầy vẫn không bỏ cuộc, vẫn miệt mài với trang giáo án, thuỷ chung với sự nghiệp trồng người nơi biên cương Tổ quốc.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
Mới đây, hệ thống xếp hạng đại học QS (Anh Quốc) đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Trong kỳ xếp hạng lần này, Việt Nam đã có 10 trường đại học thăng hạng.
Phát triển thư viện điện tử trong trường học
Không chỉ mở ra kho học liệu phong phú, thư viện điện tử còn góp phần làm thay đổi cách tiếp cận tri thức, hoàn thiện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Với nhiều tiện ích đem lại, nhiều trường học trên địa bàn huyện Yên Định đang nỗ lực xây dựng thư viện điện tử, góp phần hỗ trợ tích cực việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
Bùng nổ Đại nhạc hội "Into the Colorverse" tại Đại học Phenikaa
Mới đây, tại thành phố Hà Nội, trường Đại học Phenikaa đã tổ chức đêm nhạc hội chào tân sinh viên K18 với tên gọi "Into the Colorverse". Sân khấu hoành tráng, dàn khách mời nổi tiếng cùng sự tham gia của 15.000 sinh viên đã tạo nên một đêm nhạc ấn tượng, đầy cảm xúc.
Hơn 340 giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Sáng ngày 9/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đã khai mạc Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2024 -2025. Theo kế hoạch, Hội thi diễn ra từ ngày 9/12 đến ngày 31/12/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.