Những thợ lò thu nhập 300 triệu đồng/năm
Hơn 300 triệu đồng/năm, đó là mức lương hiện tại của thợ mỏ Quách Văn Chiến và Nguyễn Văn Mạnh - những chàng trai đến từ Thanh Hoá đang làm việc tại Công ty Than Dương Huy, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Mức lương này từng là điều xa xôi mà các anh chưa bao giờ nghĩ tới.
Thợ mỏ Quách Văn Chiến hồi tưởng lại quãng thời gian cách đây 5 năm, nhiều người dân ở vùng quê thuần nông huyện Như Thanh, Thanh Hóa khi đó còn khá lạ lẫm với nghề thợ mỏ. Như bao thanh niên khác ở đây, lớn lên Chiến đi làm thuê nghề phụ hồ, thu nhập chẳng đủ để trang trải cuộc sống. Chiến luôn mong muốn có cơ hội để thoát ly, lập nghiệp. Và cơ duyên Chiến đến với ngành Than là khi được nghe một người quen giới thiệu.

Anh Quách Văn Chiến, công nhân Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Dương Huy - TKV chia sẻ: "Em có một người quen làm trong ngành mỏ giới thiệu em ra đây đi làm. Nộp hồ sơ vào trường em học được 4 tháng rồi vào công ty Than Dương Huy thực tập, thực tập được 4 tháng em vào làm công nhân chính thức. Em thấy công việc cũng ổn định, thu nhập cũng được đảm bảo, đủ điều kiện trang trải cho gia đình, điều kiện làm việc an toàn, môi trường trong sạch".

Ngày mới đi làm, mức lương thử việc của Chiến hồi đó đã là 10-15 triệu đồng/tháng. Những tháng lương đầu tiên, anh chỉ giữ lại một phần nhỏ chi tiêu, phần lớn gửi về quê cho cha mẹ trang trải cuộc sống. Đến nay, kinh tế đã ổn định hơn, Chiến vẫn luôn biết ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của anh em đồng nghiệp trong những ngày đầu gian khó. Vì vậy, bản thân anh cũng luôn cố gắng giúp đỡ những công nhân trẻ mới vào nghề.
Anh Lê Hồng Nam, Quản đốc Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Dương Huy - TKV cho biết: "Hằng năm, đơn vị tiếp nhận những công nhân mới vào. Đơn vị bố trí thợ bậc cao, lành nghề, có sức khỏe để kèm cặp công nhân mới, giúp họ nắm bắt được công việc từ đơn thuần đến phức tạp. Trong quá trình đào tạo, tùy thuộc vào năng lực của từng người, chúng tôi bố trí công việc phù hợp, đảm bảo người lao động nắm bắt được công việc và đạt hiệu quả trong sản xuất".

Có thể trong hình dung của nhiều người, thợ mỏ gắn liền với hình ảnh khuôn mặt lấm lem bụi than, quần áo bảo hộ ướt sũng mồ hôi, nhưng nếu được tận mắt chứng kiến môi trường làm việc của Chiến, có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên. Phân xưởng Khai thác 7 nơi Chiến đang làm việc hiện đã áp dụng công nghệ khai thác CGH đồng bộ hạng nhẹ. Công nhân làm việc tại những nơi áp dụng công nghệ này có điều kiện làm việc tốt và thu nhập cao.
Dù đã có sự hỗ trợ của máy móc nhưng nghề mỏ vẫn được đánh giá là một công việc vất vả, nặng nhọc, nếu ai không thực sự quyết tâm sẽ khó bám trụ được. Tuy nhiên, nếu nỗ lực cống hiến từng ngày, trình độ tay nghề sẽ ngày càng cao hơn, kinh nghiệm ngày càng dày dặn, thu nhập cũng từ đó được nâng lên.
Không riêng phân xưởng đào lò 5, ở Công ty Than Dương Huy, ai cũng biết đến thợ lò Nguyễn Văn Mạnh, một chàng trai có vóc người nhỏ nhắn, rắn rỏi. Mặc dù mới 32 tuổi, nhưng anh Mạnh đã có thâm niên hơn 10 lao động trong môi trường hầm lò.

Sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và đông anh chị em. Ngay từ khi còn trẻ, Mạnh đã xác định cho mình hướng đi khá rõ ràng về nghề nghiệp, đó là trở thành một người thợ lò. Vững tay nghề, lại cần mẫn trong công việc… mức lương hơn 300 triệu/1 năm như hiện tại là thành quả xứng đáng với những nỗ lực của anh trong suốt những năm qua. Anh Nguyễn Văn Mạnh cho biết: "Hàng ngày, mỗi ca lao động tôi đều đạt từ 1-1,5 triệu, thậm chí có những ca 1,7-1,8 triệu. Trung bình thu nhập hàng tháng đều trên 20 triệu, nhờ đó tôi có thể chi trả cho đời sống và lo cho gia đình".
Cũng bởi có thâm niên làm việc và kỹ năng nghề thành thục, anh Mạnh luôn nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp cũng như những đánh giá tích cực từ quản lý, lãnh đạo Công ty. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thành công việc của mình, anh còn được giao nhiệm vụ cùng ban quản đốc phân xưởng hướng dẫn, đào tạo tay nghề trực tiếp cho thợ lò mới vào nghề.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, phân xưởng đào lò 5, ở Công ty Than Dương Huy
Anh Vũ Văn Thức Quản đốc Phân xưởng đào lò 5, Công ty Than Dương Huy cho biết: "Mạnh là công nhân rất hòa đồng với anh em, luôn luôn gần gũi và được sự tin yêu của mọi người. Với anh em mới, Mạnh luôn luôn sát cánh, chỉ bảo tận tình từ cách đi lại đến xe khoan, thiết bị". Anh Nguyễn Văn Mạnh cũng chia sẻ thêm: "Bắt đầu vào đào lò tôi cũng bỡ ngỡ nhưng được các anh chỉ dạy đến bây giờ tôi cũng có chút thâm niên nên cũng hướng dẫn các em, đảm bảo sử dụng tốt trang thiết bị. Ngoài việc trao đổi chuyên môn tôi cũng muốn truyền lại tình yêu nghề mỏ trong tôi tới các em với hy vọng anh em trong đơn vị cùng phát triển hơn nữa".
Chiến và Mạnh chỉ là 2 trong số 7000 thợ mỏ của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đạt được mức lương hơn 300 triệu đồng năm 2022. Để đạt thành quả đó, ngoài sự nỗ lực mỗi cá nhân người lao động, chính là sự quan tâm cải thiện điều kiện làm việc để thợ mỏ đạt được năng suất cao, từ đó thu nhập cao.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn còn luôn chú trọng đảm bảo chế độ, chính sách tốt nhất cho thợ mỏ Tại Công ty than Dương Huy, từ nhiều năm qua, Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình gặp mặt, đối thoại với thợ mỏ, đặc biệt là thợ mỏ dân tộc thiểu số, thợ mỏ ở những miền quê xa nhằm chia sẻ những khó khăn và nắm bắt nguyện vọng để chăm lo tốt hơn nữa cho cán bộ, công nhân của đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Công đoàn, Công ty Than Dương Huy cũng cho biết: "Thợ lò là những người lao động chính nên công ty cũng có rất nhiều chế độ ưu đãi, các chế độ tuyên dương ngày công cao, thu nhập cao, năng suất cao, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó là các chế độ khác như nghỉ mát…l uôn được thực hiện đầy đủ".

Với chủ trương không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ khai thác và chăm lo toàn diện cho thợ mỏ từ Tập đoàn đến các đơn vị, càng ngày thợ mỏ càng có được môi trường làm việc tốt hơn, công việc ổn định, thu nhập cao cùng nhiều chế độ phúc lợi riêng có… Đây chính là lý do ngày càng có nhiều người tìm đến với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và gắn bó với nghề Thợ mỏ. Bởi, họ đã tìm thấy "điểm đến" an cư, lạc nghiệp cho mình, giống như Mạnh, như Chiến hàng vạn thợ mỏ của Tập đoàn hiện nay.

Quảng Xương tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025
Sáng ngày 2/4, huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị tập huấn công tác lập bảng kê hộ, trang trại trong Tổng điều tra nông thôn năm 2025 cho trên 200 cán bộ, công chức thuộc Ban chỉ đạo Tổng điều tra huyện; Tổ trưởng Tổ điều tra và điều tra viên các xã trên địa bàn huyện.

Đôi bạn
Có một câu chuyện về tình bạn đẹp của 2 học sinh khiếm thị hiện đang theo học tại trường THCS Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá. Câu chuyện của họ không chỉ là hành trình vượt lên số phận mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khiếm thị khác...

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông tại các đường ngang dân sinh
Tại các đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương, Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang tăng cường lực lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Người kể chuyện Hàm Rồng
60 năm qua, cầu Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí anh hùng, cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Với tất cả vẻ đẹp vốn có, Hàm Rồng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của bao thế hệ văn nghệ sỹ. Đối với nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chứng kiến những ngày tháng quân và dân ta chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông đã dành rất nhiều tình cảm và tâm huyết cho đề tài về cây cầu lịch sử này.

Sức lan toả của Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng"
Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng" là một trong những hoạt động ý nghĩa do Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá tổ chức. Dù chỉ triển khai trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các đơn vị trường học, qua đó, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi học sinh.

Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168, số trường hợp vi phạm giảm 30%
Sau 3 tháng thực hiện Nghị định, tình hình tai nạn giao thông toàn quốc có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024.

1 tháng qua, Công an Thanh Hóa thu nhận hơn 26.000 hồ sơ cấp căn cước
Từ ngày 1/3/2025, để bảo đảm thuận lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện thủ tục cấp căn cước, ngay sau khi triển khai mô hình bộ máy mới, Công an tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì công tác tiếp dân, bố trí 28 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời tiết 3/4: Thanh Hóa sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (3/4), Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng sớm và đêm trời rét.

Kịp thời dập tắt đám cháy ở quán ăn thuộc phường Trường Thi
Trưa ngày 02/4, tại quán mỳ cay có địa chỉ số 3A, đường Chu Văn An, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá xảy ra cháy. Rất may, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Từ 1/4, tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại 9 điểm công an cấp xã
Bắt đầu từ ngày 1/4/2025, Công an của 9 thị trấn, phường được giao nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới, giấy phép lái xe quốc tế cho công dân tất cả các ngày làm việc và thứ bảy hàng tuần. Người dân có nhu cầu muốn cấp, cấp đổi giấy phép lái xe trực tiếp có thể đến tại 9 điểm trên, hoặc có thể vào trang dịch vụ công trực tuyến Cổng Dịch vụ công mức độ 4 để nộp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.