ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những việc cần làm khi sơ cứu trẻ bị đuối nước

Việc liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm ở trẻ đã cảnh báo gia đình và xã hội cần quan tâm đến trẻ khi đưa con em mình đi bơi. Các gia đình cần có kiến thức trong sơ cứu, tránh những động tác có thể làm cho tình trạng của trẻ nặng hơn.

03/08/2022 14:36
Bệnh nhi đuối nước nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh nhi đuối nước nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chỉ từ đầu hè đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho gần 10 trẻ đuối nước, trong đó có những trẻ tổn thương phổi nặng, suy đa tạng phải lọc máu, thậm chí có trẻ đã tử vong.

Tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé trai V.A (12 tuổi, ở Hải Dương) vẫn đang hôn mê trên giường bệnh sau khi bị đuối nước. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ cho biết, chiều ngày 23/7 trẻ bị rơi xuống nước khi đang chơi ở ao nuôi cá. Trẻ được đưa lên bờ với biểu hiện tím tái.

Gia đình đã thực hiện sơ cứu tại chỗ và đưa trẻ đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, kích thích. Trẻ đã được đặt ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, SP02 67%, chảy máu nhiều qua ống nội khí quản.

Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực cho trẻ như thở máy, duy trì thuốc vận mạch liều cao, lọc máu, tiêm kháng sinh và điều trị chống phù não. Tuy nhiên tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng.

Một trường khác cũng đang được điều trị đuối nước tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương là bé N.B (Hà Nội).

Bố bé cho biết, khi bé đang đi chơi cùng gia đình thì bị trượt chân ngã xuống bể bơi, chỉ sau vài phút không thấy con, gia đình tá hỏa đi tìm thì thấy trẻ đang nằm úp mặt xuống đáy bể.

Trẻ được đưa lên bờ trong tình trạng bất tỉnh, tím tái. Gia đình và nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu tại chỗ cho trẻ. Rất may mắn, sau gần 1 tuần được các bác sĩ điều trị tích cực, sức khỏe của bé N.B đã dần ổn định và chuẩn bị được ra viện.

Theo PGS, TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu ô-xy kéo dài là do không được cấp cứu hoặc cấp cứu không đúng cách.

Những thao tác đầu tiên của cấp cứu hồi sức ban đầu góp phần quan trọng trong việc cứu sống tính mạng của trẻ.

Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:

- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mềm hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt.

- Cần bảo đảm đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.

- Đánh giá trẻ bằng cách nhìn nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.

- Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2-3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây.

- Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.

- Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại.

- Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ quen biết.

Những việc cần làm khi sơ cứu trẻ bị đuối nước - Ảnh 1.

Các bước hồi sức tim phổi cho người đuối nước.

Những hành động có thể làm cho tình trạng của trẻ nặng hơn

- Vác ngược trẻ chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở.

- Khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực hãy bình tĩnh không ấn ngực quá mạnh sẽ gây chấn thương phổi.

- Các cơ sở y tế tiếp nhận trẻ đuối nước ban đầu khi điều trị tuân thủ nguyên tắc ABCs, hội chẩn với các chuyên gia trong quá trình cấp cứu trẻ. Chỉ chuyển viện khi bệnh nhân ổn định, liên hệ trước với bệnh viện định chuyển đến, vận chuyển bệnh nhân an toàn.

- Gia đình bệnh nhi cần bình tĩnh hợp tác với cơ sở y tế điều trị, khi bệnh nhi ổn định về các chỉ số sinh tồn mới được chuyển đi, nếu không sẽ làm cho tình trạng tổn thương não của trẻ nặng hơn.

- Người cứu nếu không biết bơi, không nên cố gắng nhảy xuống nước sẽ nguy hiểm tính mạng.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy đến với trẻ em do đuối nước, việc nâng cao ý thức cảnh giác của những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ và cộng đồng là điều vô cùng cần thiết.

PGS, TS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo: Nhà trường và gia đình nên có các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là dạy bơi cho các cháu.

Các phụ huynh chú ý khi cho trẻ đến các bể bơi cần giám sát trẻ cẩn thận, đặc biệt ở các bể bơi hiện nay thiết kế có các độ sâu khác nhau, khi tắm trẻ mải nghịch sẽ bị hụt chân vào khu vực nước sâu gây đuối nước.

Không để trẻ đi bơi một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm để giám sát trẻ.

Khi đi bơi tuân thủ các biển chỉ dẫn nguy hiểm và các nội quy ở bể bơi, bãi tắm. Không nên đi bơi khi trời tối, ăn uống khi đi bơi vì dễ gây sặc.

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

11:19 , 09/04/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm đang được thực hiện hiệu quả bằng áp dụng các phương pháp y học cổ truyền góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.