ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những "viên ngọc" trong suốt khiến bác sĩ ám ảnh khi xử lý tai biến nâng ngực silicon lỏng cho phái đẹp

Dù biết hiểm nguy nhưng bất chấp tất cả để có vòng 1 đẹp và chi phí rẻ, không ít chị em nhắm mắt làm liều, chấp nhận bơm silicon lỏng. Khi bơm vào ngực, silicon vón lại, có thể ví như sỏi lẫn trong cát không có cách nào nhặt hết.

21/02/2019 10:49

Ham ngực đẹp, chi phí rẻ: Hậu quả cả đời

Hạt silicoon khi vón lại rất đẹp, lổn nhổn trong mô tuyến vú, nhặt ra nhưng những viên ngọc trong suốt nhưng là nỗi ám ảnh của bác sĩ thẩm mỹ.

Bác sĩ Trần Sinh Lục, chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội chia sẻ, ông ám ảnh bởi những ca xử lý tai biến nâng ngực bằng silicon lỏng. Những ca tai biến này, chắc chắn không bác sĩ thẩm mỹ nào mê “sửa chữa” vì vô cùng khó khăn, do silicon lỏng len lỏi đi khắp nơi, không có cách gì lấy hết được.

 

Những “viên ngọc trong suốt khiến bác sĩ ám ảnh khi xử lý tai biến nâng ngực silicon lỏng cho phái đẹp - 1

Những "viên ngọc" trắng xóa, còn được ví như "mưa sao băng" ở vòng 3 của bệnh nhân nhập BV E trước đó, do tiêm silicon lỏng nâng cấp vòng 3.

Phần lớn những ca can thiệp lấy silicon lỏng phải nạo vét nên ngực chỗ lồi, chỗ lõm, biến dạng, dù có nâng ngực lại sau đó cũng chỉ có thể khắc phục được 40 – 50% so với hiện trạng.

Vì thế, bác sĩ thẩm mỹ nào cũng sợ phải xử lý các ca tai biến silicon lỏng vì không “nỡ tay” nạo vét. Nhưng khi bệnh nhân đến trong tình trạng cấp cứu vì viêm nhiễm, chảy máu mủ buộc phải xử lý cấp cứu.

Như trường hợp của người phụ nữ (34 tuổi) tại Hà Nội, sau khi nâng cấp đôi “gò bồng đảo” với chi phí 30 triệu đồng, ngực chị ngày càng nhăn nhúm, các u cục sần sùi trên ngực, sờ vào thấy đau người hay khó thở, mệt mỏi đã phải đi xử lý, lấy silicon lỏng.

Tuy nhiên sau đó chị tiếp tục phải đến  BV K Trung ương khám, được chẩn đoán bị biến chứng do bơm silicon lỏng dẫn đến nổi u cục sần sùi, ngực sưng đau, bác sĩ đã tiến hành nạo vét và buộc cắt bỏ tuyến sữa của bệnh nhân.

Vì phải tiến hành nạo vét lấy hết phần silicon khỏi bầu ngực nên ngực bệnh nhân bị co rúm, lõm sâu, mất hoàn toàn hình dáng bầu ngực.

Theo BS Lực cho biết, chị em dễ bị đánh lừa bởi chi phí rẻ và cơ sở tiêm ngực đã gọi chệch silicon lỏng bằng một cái tên khác, ví dụ như mỡ nhân tạo. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo, trên thị trường không hề có mỡ nhân tạo mà đó chỉ là silicon dạng lỏng. Đây là chất đã bị ngành y tế cấm dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ từ lâu do thường xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỡ nhân tạo còn gọi là silicon lỏng khi tiêm vào cơ thể sẽ không khu trú tại một vị trí mà len lỏi vào các tổ chức mô, cơ quan tạo ra các u silicon, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, hoại tử… một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. 

“Một ca tiêm silicon lỏng,  chi phỉ chỉ 4 – 5 triệu đồng, chưa bằng 1/10 chi phí đặt túi ngực. Vì ham làm đẹp với chi phí rẻ, những di chứng silicon lỏng mà chị em phải chịu đựng là suốt đời”, BS Lực cảnh báo.

Vì silicon lỏng không chỉ chảy khắp nơi, vón cục dải dác mà nó còn gây tình trạng thâm nhiễm các mô xung quanh, lâu dần xơ cứng lại như đá, có nguy cơ tạo các ổ viêm phá hủy ra ngoài vùng da bệnh nhân. Khi lấy silicon lỏng, còn “hạt ngọc” chưa lấy hết, bệnh nhân còn có nguy cơ.

BS Lục cũng cảnh báo thực tế còn nhiều bệnh nhân bị tình trạng như nữ bệnh nhân này nhưng chưa được can thiệp y tế. Do một thời gian trào lưu tiêm "mỡ tự thân" - thực chất là silicon lỏng rộ lên thành mốt do chi phí rẻ, nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Tại BV E cũng từng tiếp nhận bệnh nhân nhiễm trùng, sưng, tấy đỏ ở mông. Qua kết quả khám, chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ thấy 2 khối dịch lớn có tính chất trong suốt, kèm theo rất nhiều hạt nhỏ rải rác khắp 2 bên mông bệnh nhân.

Hình ảnh điển hình dựng lại trên cộng hưởng từ là hình ảnh các hạt silicon trắng xóa như mưa sao băng do silicon lỏng gây ra. Các bác sĩ rất khó để lấy silicon đã bơm vào vòng ba cho bệnh nhân.

Phẫu thuật nâng ngực: Đại phẫu

Theo BS Lực, biến chứng phẫu thuật nâng ngực thường gặp trong khâu gây mê, hồi sức. Bệnh nhân có thể sốc phản vệ với thuốc. Đây cũng là câu chuyện chung của tất cả lĩnh vực ngoại khoa.

Trong phẫu thuật thẩm mỹ liên quan nâng ngực có thể gặp các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mô ở vùng xung quanh, như cơ ngực, tuyến sữa, thậm chí lan vào bên trong. Có những ca đặt phẫu thuật nâng ngực xong bị thủng phổi.

Biến chứng sớm sau nâng ngực đó là xuất hiện tụ máu (chảy máu muộn) trong khoang, lồng ngực; tụ dịch; nhiễm trùng do mổ không vô trùng, do phản ứng kích ứng với chính chất liệu đó.

Biến chứng có thể gặp tiếp theo là tình trạng co rút, bao xơ. Bởi bất kì chất liệu nào khi đặt vào cơ thể phản ứng viêm, khư trú để bao bọc chất liệu đó. Bình thường bao xơ không bị dày, co rút, nhưng sau phẫu, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, túi ngực trong khoang ngực cọ sát, di chuyển làm cọ sát, bao sơ ngày càng dày hơn.

Tuy nhiên, tất cả các biến chứng này đều có thể hạn chế, phòng tránh nếu thực hiện đúng các kỹ thuật trong nâng ngực. Bác sĩ phải là người có trình độ, thực hiện đúng các quy trình. Bên cạnh đó, chăm sóc hậu phẫu sau nâng ngực rất quan trọng. Cần phải chăm sóc kĩ tình trạng dẫn lưu của ngực, thăm khám sau phẫu thuật có tụ dịch, tụ máu không để xử lý sớm.

Vì thế, chị em muốn đi làm đẹp cần lựa chọn các cơ sở uy tín, không tin lời quảng cáo chi phí rẻ, mỡ nhân tạo... để phòng những rủi ro, biến chứng sẽ phải gánh chịu cả đời.

Hồng Hải/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

06:08 , 03/05/2025

Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao

09:56 , 02/05/2025

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050

07:20 , 02/05/2025

Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP

09:40 , 01/05/2025

Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp  cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

23:02 , 30/04/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị

08:09 , 30/04/2025

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

08:00 , 30/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

21:00 , 29/04/2025

Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

09:44 , 29/04/2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.