Những vụ bạo hành trẻ mầm non xôn xao dư luận năm 2018
Cô kẹp cổ tát liên tiếp, đánh, bóp miệng trẻ "nhồi" thức ăn như nhồi vịt… là hàng loạt những vụ bạo hành trẻ mầm non gây bức xúc dư luận trong năm qua. Mặc dù đã có nhiều bài học, nhưng tình trạng giáo viên bạo hành trẻ mầm non vẫn tiếp diễn khiến nhiều người xót xa và bức xúc.
Bóp miệng, đập vào mặt trẻ vì ăn chậm
Bạo hành trẻ em không phải đến bây giờ mới được đề cập. Thực tế, đã có không ít những vụ bạo hành khiến dư luận xôn xao.
Khoảng cuối năm 2017, vụ bạo hành trẻ xảy ra ở cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) một lần nữa khiến cộng đồng bức xúc.
Sang năm 2018, những tưởng những sự việc đau xót trên đây sẽ được giáo viên rút kinh ghiệm nhưng không, các vụ bạo hành vẫn xảy ra nhức nhối.
Ngày 21/5, mạng xã hội xuất hiện clip bảo mẫu bóp miệng, lấy khăn đắp lên rồi đập vào mặt trẻ, và có những lời lẽ hăm doạ khi trẻ có biểu hiện ăn chậm.
Sự việc được xác định xảy ra ở nhóm trẻ tư thục Mẹ Mười trên đường Thái Thị Bôi (quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Clip khiến cộng đồng mạng hết sức phẫn nộ bởi hành động dã man của người phụ nữ trong clip gây ra.

Hình ảnh bạo hành trẻ ở nhóm lớp Mẹ Mười, Đà Nẵng.
Công an quận Thanh Khê đã vào cuộc điều tra, xác định người có hành vi bạo hành trẻ nhỏ trong các hình ảnh, clip đăng tải trên mạng xã hội là bà Đinh Thị Hồng - chủ nhóm trẻ Mẹ Mười.
Tiếp đó, ngày 23/5, Cơ quan CSĐT - Công an quận Thanh Khê đã có quyết định khởi tố vụ án “Hành hạ người khác” ở nhóm trẻ Mẹ Mười. Quyết định khởi tố vụ án đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn ngay sau đó.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 140 Bộ Luật Hình sự 2015, nếu Tòa kết tội "Hành hạ người khác" đối với người dưới 16 tuổi, và từ 2 người trở lên, bà Hồng sẽ đối diện với mức án từ 1 - 3 năm tù.
Bé 5 tuổi bị cô tát thâm mặt
Sự việc xôn xao tại nhóm lớp Mẹ Mười ở Đà Nẵng mới xảy ra vài tháng thì ngày 25/7, trên mạng xã hội, một tài khoản chia sẻ hình ảnh và thông tin một bé gái bị thâm sưng một bên má được cho là do cô giáo đánh.
Khuôn mặt cháu bé sưng, bên má phải sưng, thâm tím. Quan sát qua camera của nhà trẻ cho thấy, cháu bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp vào mặt.
Một số nguồn tin cũng cho hay, cô còn lấy dép đánh từ trên lưng xuống dưới chân cháu và và dọa, nếu cháu nói ra sẽ bị cắt lưỡi.

Học sinh mầm non bị cô giáo kẹp cổ, tát thâm mặt
Sự việc xảy ra tại Nhóm mầm non Ánh Sao Vàng, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Ngay sau sự việc việc xảy ra, cháu bé đã được đưa đến viện để thăm khám sức khỏe. Sau buổi làm việc với giáo viên và cơ quan công an, gia đình cháu bé không muốn truy tố cô giáo mà giao cho cơ quan công an xử lý theo tính chất sự việc. Còn nhóm lớp này đã bị đình chỉ hoạt động.
Cô giáo “nhồi” thức ăn, tát trẻ
Những vết thương của con trẻ bị bạo hành là nỗi đau của các bậc làm cha làm mẹ, của những giáo viên có lương tâm và của toàn xã hội.
Nếu không có cách ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em ở các cơ sở mầm non, hiện trạng đau lòng này sẽ tiếp tục tái diễn mà nguyên nhân đầu tiên ở khâu đào tạo, tuyển dụng.
Khoảng tháng 8/2018, một clip giáo viên mầm non nhồi nhét trẻ thô bạo trong giờ ăn ở Hà Nội cũng gây bức xúc dữ dội trong dư luận. Nguyên nhân trận đòn chỉ là do cháu khóc khi ăn.
Hình ảnh camera ghi lại cảnh nữ giáo viên mặc bộ quần áo màu tím, liên tục nhồi nhét thức ăn vào miệng bé trai khi bé nôn và khóc.
Khi cháu bé nhè ra và khóc do bị nhồi liên tiếp quá nhiều, cô giáo đã lôi cháu bé ra góc khuất camera đánh liên tiếp.
Chưa hết, cô giáo này đồng thời liên tiếp nhồi thêm một bé khác khiến bé này cũng khóc, sợ hãi không ăn.

Giáo viên mặc bộ quần áo màu tím, liên tục nhồi nhét thức ăn vào miệng bé trai khi bé nôn và khóc.
Vụ việc xảy ra tại nhóm lớp Ngôi nhà trẻ thơ tại xã Hiền Ninh của huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cô giáo có hành vi thô bạo với trẻ mầm non trong đoạn clip là Hoàng Thị Ngọc Anh (SN 1994), đã có đủ bằng cấp, chứng chỉ để đảm nhận vai trò trông giữ trẻ.
Theo tường trình của giáo viên này, nguyên nhân trận đòn trên đây là do một số cháu ăn chậm, trong đó có cháu G.B. và cháu M.H. - hai bé bị đánh trong clip.
Dù cô Ngọc Anh đã có trường trình và đến xin lỗi gia đình, song chủ nhóm trẻ mầm non tư thục Ngôi nhà trẻ thơ đã đưa ra quyết định sa thải với cô giáo này.
Qua sự việc này, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo, yêu cầu UNND xã Hiền Ninh và các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục.
Trên đây chỉ là số ít những hình ảnh đau lòng được lan truyền trên mạng xã hội. Thế nhưng nó cho thấy nhiều giáo viên mầm non bộc lộ sự bất lực của mình khi yếu kém về phương pháp sư phạm, thiếu tình yêu với con trẻ, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong giáo dục.
Mỹ Hà/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.