Những y bác sỹ chăm sóc bệnh nhân tâm thần
Bệnh nhân tâm thần là đối tượng có đặc thù riêng, nhiều trường hợp mất năng lực hành vi, mất khả năng nhận thức. Việc thăm khám, điều trị, cũng như chăm sóc cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Vượt qua những khó khăn đó, bằng tình yêu nghề, sự cảm thông với người bệnh, các y, bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá luôn nỗ lực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần.
La hét, khóc lóc, xé quần áo, thậm chí tấn công người khác là những hình ảnh diễn ra hàng ngày tại Khoa nữ, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá. Tất cả các bệnh nhân tại khoa đều không thể tự làm gì cho bản thân. Do đó từ việc ăn uống, tắm, gội, giặt giũ, cho đến vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân đều do các điều dưỡng ở đây đảm nhận.
Mỗi năm, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá tiếp nhận khám, điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân với nhiều bệnh lý như: tâm thần phân liệt, trầm cảm, chậm phát triển, rối loạn tâm thần cấp tính…. Hiện Bệnh viện có 6 khoa điều trị nội trú trong đó có 4 khoa cấp tính và 2 khoa tâm căn. Khó khăn nhất hiện nay là cơ sở vật chất của các khoa điều trị nội trú đã xuống cấp, phòng điều trị và sinh hoạt chật chội. Trang thiết bị thiếu thốn ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Bác sỹ CKII Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá cho biết: "Bệnh viện luôn luôn nỗ lực cố gắng để chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn. Khó khăn lớn nhất hiện nay của bệnh viện là cơ sở hạ tầng, khó khăn thứ 2 là sự kỳ thị, sự hiểu biết của người dân địa phương về chuyên ngành tâm thần là rào cản trong việc người bệnh được tiếp cận sớm hơn với dịch vụ y tế".
Với tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì, nhẫn nại, cùng với tấm lòng bao dung, đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Tâm thầnh Thanh Hoá vẫn đang âm thầm, nỗ lực mỗi ngày nhằm gieo hy vọng cho người bệnh về một cuộc sống bình thường.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi trong cả nước tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2024 đến nay đã giám sát, ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lừa đảo từ các hội nhóm kín tư vấn sức khỏe
Gần đây, các trang mạng xã hội diễn ra tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín tư vấn sức khỏe. Hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh"," "5 bảo đảm" nhằm triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp và các tiện ích khác trên VNeID một cách hiệu quả, thực chất.
Cả nước đã có 14,6 triệu công dân tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID
Hiện nay cả nước đã tạo lập được 32,1 triệu Sổ sức khỏe cho người dân; trong đó có 14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID.
Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói chung và chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu 100% học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Thanh Hóa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc sởi tăng đột biến. Đáng lo ngại, đã có dấu hiệu của sự lây lan bệnh. Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi.
Tập huấn triển khai các quy định về đấu thầu tại các cơ sở y tế
Tại hội nghị tập huấn do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức, đại diện lãnh đạo các bệnh viện, Trưởng khoa Dược và chuyên viên phụ trách hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được đại diện các cục, vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế phổ biến, phân tích rõ các quy định, các nghiệp vụ liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.