Nỗ lực chuyển đổi số trong hoạt động đăng kiểm
Thời gian qua, các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị kĩ thuật, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số đã giúp hoạt động đăng kiểm diễn ra hiệu quả, tiết giảm thời gian chờ đợi của chủ phương tiện, đặc biệt là giảm các sai sót trong kiểm định.
Thanh Hóa hiện có 9 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Xác định đăng kiểm ô tô là quy trình quan trọng phòng ngừa rủi ro, sự cố kỹ thuật của phương tiện gây ra, các Trung tâm đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các công đoạn nhằm minh bạch hoạt động đăng kiểm. Đến nay, các dữ liệu về hồ sơ kỹ thuật phương tiện xe cơ giới đều được quản lý tập trung bằng phần mềm chuyên dùng, hỗ trợ cho đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định cũng như kiểm tra ngoài đơn vị. Quy trình kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ được tự động hoá, kết nối máy chủ, tự động in kết quả và được kiểm tra giám sát trực tiếp thông qua hệ thống camera có khả năng lưu trữ hình ảnh trong 30 ngày.

Anh Nguyễn Xuân Bắc, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 36-08D, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trung tâm đang sử dụng các phần mềm của Cục Đăng kiểm, thường xuyên cập nhật các thay đổi của Cục Đẳng kiểm để áp dụng vào trong công việc. Chúng tôi cũng đang đào tạo thêm nhân sự để chăm sóc khách hàng, hướng dẫn, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng".
Việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng kiểm đã tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, rõ nhất là giảm chi phí đi lại, thời gian chờ đợi, khách hàng được nhận kết quả chứng nhận kiểm định điện tử, rút ngắn quy trình thủ tục, thời gian so với phương thức truyền thống. Lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo và dữ liệu thông suốt kịp thời... giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.