ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nợ xấu lại "nóng" lên tại các ngân hàng

Báo cáo tài chính quý II hé lộ loạt ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với đầu năm, thậm chí có nhà băng có tỷ lệ nợ xấu lên đến gần 11%.

26/07/2022 08:35

Kết quả kinh doanh vừa được một số ngân hàng công bố cho thấy song song với việc thu về lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng là diễn biến có phần đáng lo ngại ở chất lượng tín dụng quý II và nửa cuối năm nay.

 

Nợ xấu lại nóng lên tại các ngân hàng - 1

Song song với việc thu về lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng là diễn biến đáng lo ngại ở chất lượng tín dụng (Ảnh: Tiến Tuấn).

Nợ xấu giảm nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng

Trong loạt ngân hàng sớm công bố báo cáo tài chính quý II, Techcombank có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp nhất. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý II của nhà băng này ở mức 0,6%, giảm so với mức 0,66% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 171,6%.

Tại những ngân hàng tầm trung như VIB, đến cuối quý II, tỷ nợ xấu chiếm 1,74% tổng dư nợ, thấp hơn so với mức 1,75% đầu năm.

Tại MSB, tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/6 cũng giảm so với thời điểm đầu năm, từ mức 1,74% về mức 1,5%.

Hay tại ABBank, nợ xấu đến hết quý II chiếm tỷ lệ 2,3% trên tổng dư nợ, giảm nhẹ so với mức 2,34% hồi đầu năm.

Còn tại ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank), nợ xấu đến hết quý II là 0,72%, giảm so với mức 0,77% hồi đầu năm.

Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của các nhà băng trên đều giảm và ở mức dưới 3% - ngưỡng quan trọng đánh giá chất lượng tài sản ngân hàng, song nợ có khả năng mất vốn tại một số đơn vị lại tăng mạnh.

Tại Techcombank, một điểm đáng lưu ý là dù nợ dưới chuẩn giảm 25% song nợ nghi ngờ tăng hơn 4% và nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 200 tỷ đồng, tương ứng 27% so với đầu năm. 

Tương tự, dù nợ xấu giảm nhẹ nhưng nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn của VIB tăng. Tính đến thời điểm 30/6, nợ nghi ngờ của VIB tăng 32%, nợ có khả năng mất vốn tăng 67%. Nợ xấu tăng buộc ngân hàng này phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Mức trích lập đến thời điểm ngày 30/6 là 2.934 tỷ đồng, tăng 22,25% so với hồi đầu năm.

Hay tại ABBank, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 20% so với thời điểm đầu năm và chiếm tới 58% tổng nợ xấu, tổng dư nợ tuyệt đối tăng 10,7%. Dù nợ xấu tăng lên, dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng lại giảm hơn 41%.

Nợ xấu tăng mạnh trong quý II

Nhiều ngân hàng khác sớm công bố báo cáo tài chính cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng so với thời điểm đầu năm.

 

Nợ xấu lại nóng lên tại các ngân hàng - 2

Tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng đã tăng so với thời điểm đầu năm (Ảnh: Tiến Tuấn).

Tại LienVietPostBank, tổng nợ xấu của ngân hàng tăng 11,2% và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ mức 1,37% lên 1,4%. Riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 37,8%.

Một ngân hàng tầm trung khác là PGBank ghi nhận tổng nợ xấu đã giảm 4,3% so với hồi đầu năm song tỷ lệ nợ xấu lại tăng, từ mức 2,5% lên 2,6%. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn lần lượt tăng 5,2% và 3,3% so với hồi đầu năm.

Dù vậy, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên vẫn được kiểm soát ở mức dưới 3%. Còn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một nhà băng không kiểm soát được nợ xấu dưới mức này sẽ bị giới hạn nhiều hoạt động. Đơn cử, theo quy định tại Thông tư 16/2021 thì ngân hàng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp hay theo Thông tư 22/2019, ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu cũng như mua, nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng khác.

Tại VPBank, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ mức 4,5% hồi đầu năm lên 5,25%. Nợ nghi ngờ tăng hơn 20%, trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gần 2,5 lần. Trước đó, thời điểm kết thúc quý I, tỷ lệ nợ xấu của VPBank là 4,83%, cao nhất toàn ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, mức tăng nợ xấu "khủng" nhất trong số nhà băng công khai báo cáo tài chính đến thời điểm hiện tại là NCB. Tỷ lệ này tại NCB thời điểm đầu năm là 3%, sau đó tăng lên 3,73% lúc hết quý I và hiện đã nhảy vọt lên 10,8%. Điều này tương ứng cứ 100 đồng thì ngân hàng có gần 11 đồng là nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn của NCB tăng 90%, nợ nghi ngờ tăng gấp 15 lần, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 140%.

Nợ xấu có "căng" trở lại?

Từ trước đó, giới chuyên gia tài chính ngân hàng từng nhiều lần cảnh báo tác động của dịch Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay sẽ gây áp lực lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng.

Đặc biệt, giới chuyên gia đều cùng đưa ra nhận định Thông tư 14/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hết hiệu lực từ cuối tháng 6 sẽ khiến vấn đề nợ xấu tại các ngân hàng nổi rõ hơn.

 

Nợ xấu lại nóng lên tại các ngân hàng - 3

Chuyên gia cho rằng các ngân hàng sẽ chịu sức ép lớn về nợ xấu những tháng cuối năm (Ảnh: Tiến Tuấn).

TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng các ngân hàng sẽ chịu sức ép lớn về nợ xấu những tháng cuối năm. "Nợ xấu có thể còn tăng mạnh", ông nói.

Theo vị chuyên gia này, việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng sẽ là yếu tố tác động lớn đến bức tranh nợ xấu nửa cuối năm. "Trường hợp trích lập dự phòng không đủ, nếu khách hàng không trả được nợ sẽ gây áp lực lớn lên thanh khoản của ngân hàng cũng như toàn hệ thống", ông nói thêm.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, nhận định nửa đầu năm nay, tình hình nợ xấu sẽ vẫn chưa có nhiều áp lực, ngân hàng vẫn được tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Tuy nhiên, đến nửa cuối năm nay, các vấn đề về khung pháp lý có thể xoay chuyển theo hướng không có lợi cho vấn đề xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Cụ thể, việc Thông tư 14/2021 về cơ cấu nợ hết hiệu lực, Nghị quyết 42 về xử lý không luật hóa sẽ gây tác động tiêu cực các cơ chế xử lý hiệu quả nợ xấu.

Theo ông, vấn đề nợ xấu có thể căng trở lại và thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam nửa cuối năm nay.

Dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng việc Ngân hàng Nhà Nước không xem xét kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 14/2021 là có áp lực, song vẫn trong tầm kiểm soát.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, nguyên Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TPHCM, nhận định vấn đề nợ xấu không quá lo ngại. "Ngân hàng Nhà nước vẫn đang phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, khách hàng… để kiểm soát tốt vấn đề nợ xấu", ông nói.

Theo đó, nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro lên tới 100% với tỷ lệ bao phủ nợ cao, cho thấy việc sẵn sàng ứng phó với diễn biến nợ xấu khi thời hạn cơ cấu lại các khoản nợ không còn của nhiều tổ chức, qua đó sẽ tăng "sức đề kháng" cho toàn hệ thống trước những diễn biến khó lường của nền kinh tế.

Thảo Thu/ Dân trí
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

23:03 , 21/11/2024

Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.

Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24

Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24

18:01 , 21/11/2024

Mới đây, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã được khai mạc tại thành phố Hà Nội. Thanh Hóa tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của mọi người.

Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế

Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế

08:38 , 21/11/2024

Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.

168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

08:36 , 21/11/2024

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

08:33 , 21/11/2024

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

23:02 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

20:06 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

18:02 , 20/11/2024

Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

16:12 , 20/11/2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

09:00 , 20/11/2024

Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.