"Nỗi buồn chiến tranh" - Tầm cao của văn học chiến tranh phương Đông
Tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" vừa phát hành tại Trung Quốc được ca ngợi là tầm cao của văn học chiến tranh phương Đông.
Vị trí của văn học Việt ở Trung Quốc luôn là điều mà nhiều nhà văn Việt Nam và những người Trung Quốc yêu Việt Nam quan tâm, trăn trở. Mới đây, tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" đã được phát hành tại quốc gia láng giềng rộng lớn này.
Đã lâu lắm rồi mới lại có tiểu thuyết của nhà văn Việt Nam được xuất bản tại Trung Quốc. Dịch giả là Phó Giáo sư Hạ Lộ, người đã có hơn 20 năm giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt tại khoa Đông Nam Á của Đại học Bắc Kinh.
![]() |
Bản dịch của "Nỗi buồn chiến tranh" hoàn thành từ năm 2012. Ngay sau đó, tác phẩm được trích đăng trên một số tạp chí của Trung Quốc và nhận được nhiều lời tán dương, khen ngợi của các nhà thơ, nhà văn Trung Quốc.
Nhà văn Diêm Liên Khoa - một trong những tác gia nổi tiếng và quan trọng nhất của văn học Trung Quốc đương đại khi nhận xét về “Nỗi buồn chiến tranh” qua bản dịch của Hạ Lộ đã ca ngợi, đây là “Tầm cao của văn học chiến tranh phương Đông”.
Bậc thầy của chủ nghĩa siêu hiện thực Diêm Liên Khoa viết: "Thầm nghĩ, nếu không có những người như Hạ Lộ kiên trì gian khổ dịch thuật, nhận thức về văn học Việt Nam của chúng ta hôm nay vẫn còn dừng lại ở những ký ức đông cứng và cũ kỹ của mấy mươi năm trước, vẫn tưởng rằng trên thế gian này, ngoài mấy cây bút lông và cả rừng bút sắt của hai nền phú hộ là Trung Quốc và phương Tây kia ra, thế giới không còn bút nghiên giấy mực gì nữa".
Đây cũng là nhận xét của ông Vương Viễn Triết, đại diện của Công ty CS-Booky, công ty phát hành sách tư nhân hàng đầu Trung Quốc, nơi đã đứng ra phát hành "Nỗi buồn chiến tranh".
Ông Vương Viễn Triết chia sẻ: "Với tôi, tác phẩm của nhà văn Bảo Ninh mặc dù tôi không dám nói là hay nhất trong nền văn học thế giới, nhưng cũng là hàng đầu trong các tác phẩm văn học chiến tranh... từ góc độ xuất bản, nếu sau này có những tác phẩm dịch tốt nữa, chúng tôi sẽ xem xét. Như cuốn sách này, ban đầu chúng tôi chỉ định làm thử xem sao, nhưng nay in xong rồi, chúng tôi rất tự tin, nên đã đưa vào sách loại A, tức là sách trọng điểm để thúc đẩy marketing".
![]() |
Sau khi đọc bản thảo, nhà văn Diêm Liên Khoa đã đưa cuốn sách vào một trong những danh tác nước ngoài bắt buộc phải đọc của Lớp sáng tác Đại học Nhân dân Trung Quốc, nơi ông làm Chủ nhiệm Trung tâm sáng tác. Còn PGS Hạ Lộ đã tuyển lựa một phần tác phẩm đưa vào bài giảng cho các em sinh viên từ năm 2009. Sau khi hoàn thành bản thảo, đến năm 2015, chị đã giảng dạy trọn vẹn tác phẩm trong chương trình dành cho nghiên cứu sinh của mình.
Từ lâu, khi biết đứa con tinh thần của mình được dịch sang tiếng Trung Quốc, nhà văn Bảo Ninh đã vô cùng phấn khởi. Ông chia sẻ: "Lúc biết học giả Hạ Lộ dịch cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" sang tiếng Trung Quốc và sẽ xuất bản, tôi rất phấn chấn. Cuốn này đã dịch sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng, nhưng được dịch sang thứ tiếng của một nền văn hóa lớn và gần với Việt Nam như Trung Quốc thì lại chưa. So với các thứ tiếng khác, dịch sang tiếng Trung Quốc thể hiện sự khác về chất, do đó, tôi thấy rất phấn khởi, hơn nữa là tự hào. Sau nhiều năm bị ngắt quãng vì nhiều lý do, nay tác phẩm văn học Việt Nam đã được giới thiệu sang Trung Quốc. Trong khi đó, tác phẩm Trung Quốc vẫn được giới thiệu khá nhiều ở Việt Nam. Vì hai dân tộc quá gần nhau, nên chúng tôi mong mỏi các tác phẩm văn học Việt Nam sẽ được giới thiệu nhiều sang Trung Quốc".
Dù vẫn còn nhiều khó khăn phía trước, dù có lúc chị từng thốt lên về công việc mà chị đang làm là "chả ai muốn làm" trong thời buổi kinh tế thị trường, nhưng tình yêu của Hạ Lộ dành cho tiếng Việt và văn học Việt chưa bao giờ thay đổi.
"Nếu phải chọn lại lần nữa, tôi vẫn sẽ chọn nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Bởi tiếng Việt và văn học Việt đã mở cho tôi một cánh cửa đặc biệt ra thế giới, qua cánh cửa ấy, tôi hiểu Việt Nam, đồng thời cũng hiểu hơn ngôn ngữ và văn học Trung Quốc, hiểu hơn quan hệ Trung - Việt và quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới. Những năm qua, thông qua ngôn ngữ, văn học Việt, tôi kết giao với rất nhiều các bạn Việt Nam và nhiều học giả nghiên cứu Việt Nam trên thế giới. Những việc tôi làm còn rất hữu hạn, nhưng những gì tôi nhận lại lại rất nhiều, tôi vẫn thường nói với các bạn của mình, tôi cảm ơn Việt Nam, cảm ơn tiếng Việt và văn học Việt, cho dù đi đến bất cứ nơi đâu trên thế giới, tôi vẫn sẽ không ngừng quan tâm đến văn học Việt", Hạ Lộ bày tỏ.
Ở Việt Nam, có người gọi Hạ Lộ là "bà đỡ" cho văn học Việt ở Trung Quốc. Không chỉ dịch "Nỗi buồn chiến tranh", do đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho tiếng Việt và văn học Việt, giờ đây chị đã có trong tay một tài sản khá đồ sộ về các tác phẩm dịch và công trình nghiên cứu về văn học Việt cả cổ đại và đương đại. Riêng truyện ngắn và truyện vừa đã được đăng tải là hơn 10 tác phẩm của các nhà văn, như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Nguyễn Nhật Ánh…. Mong muốn lớn nhất hiện tại của chị là cho ra đời "Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại".
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”
Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Tối ngày 30/4, tại Công viên Hội An, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức Đêm thơ Nguyễn Duy. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tới dự.

Lan tỏa phong trào văn nghệ, thể thao ở các xã Nông thôn mới
Mục tiêu của chương trình xây dựng Nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Nông thôn. Chính vì thế trong quá trình triển khai, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa đồng bộ, tạo điều kiện để phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng. Đến nay, ở hầu hết các xã Nông thôn mới, các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao được thành lập và duy trì hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Công viên nước Sun World Sầm Sơn - Sẵn sàng mùa hè sôi động
Mùa hè đang đến rất gần, mang theo không khí sôi động và là thời điểm lý tưởng cho những hoạt động vui chơi giải nhiệt. Công viên nước Sun World Sầm Sơn, thuộc tổ hợp vui chơi giải trí Sun World tại thành phố biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đã sẵn sàng cho một mùa hè đầy hứng khởi.

Đảm bảo an toàn tại các khu du lịch biển dịp lễ 30/4 – 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng du khách đến các khu du lịch biển trên địa bàn Thanh Hóa tăng cao. Các lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Du lịch, ẩm thực tăng tốc dịp 30/4 - 1/5
Theo Cục Thống kê, quý I năm nay doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch tăng khả quan, lần lượt tăng 14% và hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Hội thi Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh: tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết
Tiếp nối thành công rực rỡ của mùa đầu tiên năm 2024, Hội thi “Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh” lần II đã trở lại, quy tụ 11 đội thi đến từ các tổ chức đồng hương huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo tàng Thanh Hóa – Điểm đến ý nghĩa trong dịp 30/4
Hoà trong không khí của những ngày lịch sử, nhiều người dân và du khách đã lựa chọn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa làm điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. Không chỉ là nơi lưu giữ ký ức hào hùng của dân tộc, bảo tàng còn là địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Các khu, điểm du lịch biển sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời gian lý tưởng để du khách lựa chọn các điểm đến nghỉ dưỡng. Thời điểm này, các dịch vụ lưu trú tại các khu du lịch biển trọng điểm của Thanh Hóa như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.