Nội chiến Syria – mầm mống xung đột quân sự giữa các quốc gia can dự?
7 năm trôi qua, hy vọng về một nền hòa bình cho Syria ngày càng xa vời khi cùng lúc xuất hiện những nguy cơ đối đầu quân sự mới.
Cuộc chiến tại Syria tính đến ngày 15/3/2018 bắt đầu bước sang năm thứ 8 với những diễn biến mới như tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sụp đổ, giao tranh giữa quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập tạm lắng, Nga tuyên bố hoàn thành sứ mệnh tại Damascus, rút 1 phần quân đội trở về nước.
Tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sẽ đến hồi kết, trái lại, ước vọng về một nền hòa bình cho Syria ngày càng xa vời khi cùng lúc xuất hiện nhiều điểm nóng xung đột mới và những nguy cơ đối đầu quân sự mới giữa các cường quốc đứng sau. Đây là diễn biến rất nguy hiểm.
Nguy cơ đối đầu quân sự Nga- Mỹ
Phát biểu trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Chavusoglu, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Nga tin chắc rằng Mỹ đang theo đuổi việc tạo dựng một chỗ đứng vững chắc tại Syria trong khi âm mưu chia rẽ quốc gia Arab này.
“Chúng tôi đã thảo luận về nhiều lĩnh vực liên quan đến chủ đề Syria, trong đó có hoạt động của Mỹ, đặc biệt ở bờ phía đông sông Euphrates và phía đông Syria, nơi Mỹ đã thiết lập các căn cứ quân sự. Không có lý do gì để nghi ngờ rằng Mỹ đang tìm cách kéo dài sự hiện diện tại Syria nếu không muốn nói là lâu dài, cùng với đó là tìm cách gây sụp đổ nhà nước Syria. Nhiều biện pháp khác nhau đã được thực hiện để giành những mục tiêu đó”.
Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định, Nga đã sử dụng tất cả các kênh ngoại giao để cảnh báo Mỹ về kế hoạch tấn công Syria với cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh. “Tôi hy vọng rằng những kế hoạch vô trách nhiệm như vậy sẽ không được thực thi”.
Trước đó hôm 13/3, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga, Valery Gerasimov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng thực thi mọi biện pháp đáp trả cần thiết chống lại cuộc không kích tiềm tàng của Mỹ nhằm vào Damascus nếu cuộc tấn công này gây nguy hiểm đối với các quân nhân Nga đang thực thi nhiệm vụ tại Syria.
Tuyên bố này nhằm đáp trả phát biểu tại của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley về việc Washington sẵn sàng phát động cuộc tấn công khác nhằm vào Syria nếu Liên Hợp Quốc không thể đảm bảo cho lệnh ngừng bắn được tuân thủ tại khu vực Đông Ghouta, gần thủ đô Damascus.
Trên thực tế, Mỹ không muốn đối đầu quân sự trực diện với Nga. Từ trước đến nay nước này luôn tránh nhắc đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai bên. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Mỹ nỗ lực thực hiện các mục tiêu chính như tăng cường uy lực trên chiến trường, ngăn chặn Tổng thống Syria Bashar An Assad nắm quyền, tiếp cận các nguồn tài nguyên của Syria hay ngăn chặn Iran mở rộng ảnh hưởng…
có thể gây xung đột lợi ích và dẫn đến các vụ đụng độ với Nga. Về phía Nga, mặc dù không cần thiết phải dồn sức ngăn chặn các mục tiêu dài hạn của Mỹ trong việc kiềm chế Iran, nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria đã làm gia tăng áp lực về chính trị, tài chính và quân sự đối với nước này. Do đó, dù muốn hay không, Nga cũng phải tính toán đến nước hạn chế tham vọng của Mỹ.
Đối đầu giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đồng minh lâu đời trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hai bên cùng có chung các mục tiêu tại Syria như loại bỏ Tổng thống Syria Bashar Al Assad, đánh bật tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và theo đuổi nhiều lợi ích khác. Ở thời điểm mới bước chân vào cuộc chiến tại Syria, các lợi ích đều không chồng chéo lên nhau bởi cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều ngầm thỏa hiệp với nhau những “vùng an toàn” được lập sẵn.
Tuy nhiên, căng thẳng leo thang kể từ khi Mỹ cũng các đồng minh thành lập Lực lượng an ninh biên giới (BSF) tại miền bắc Syria, phần lớn các thành viên trong lực lượng mới do Mỹ đào tạo đến từ YPG – nhóm lớn nhất thuộc Lực lượng dân chủ Syria (SDF).
Quyết định này của Mỹ đã khiến đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ tức giận. Cho rằng Mỹ đang thực hiện các bước đi đáng lo ngại để hợp pháp hóa YPG – lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố và giúp họ tồn tại lâu dài tại khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức phát động chiến dịch Nhành Ôliu tấn công Afrin – cứ địa của lực lượng YPG mà nước này coi là khủng bố.
Giao tranh giữa lực lượng người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra rất ác liệt trong hơn 2 tháng. Trong tuyên bố hôm 13/3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã hoàn toàn bao vây thành phố Afrin, khu vực sinh sống của 350.000 người và được nhóm vũ trang người Kurd - Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) bảo vệ.
Mặc dù ban đầu, Tổng thống Erdogan thông báo sẽ tiến hành chớp nhoáng chiến dịch tấn công Afrin, tuy nhiên sau đó ông lại tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục dịch chuyển về phía đông, tấn công thành phố Manbil tại Syria do YPG chiếm giữ. Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể giành quyền kiểm soát thị trấn Manbij trong chiến dịch Lá chắn Euphrates vào tháng 3/2017 do Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm của nước này tới Manbij để bảo vệ đồng minh người Kurd. Giới quan sát lo ngại, trong trường hợp Mỹ không chịu rút quân khỏi Manbij thì tất yếu sẽ xảy ra đụng độ giữa các lực lượng Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối đầu giữa Israel và Iran
Căng thẳng giữa Israel và Iran bùng phát hồi tháng 2 vừa qua sau khi quân đội Israel bắn rơi một máy bay không người lái của Iran, được cho là đã bay qua lãnh thổ Syria để vào Israel. Đáp lại, quân đội Israel tập kích các căn cứ quân sự của Syria và Iran, nơi họ tin rằng máy bay Iran đã được điều khiển. Quân đội Syria đã đáp trả ác liệt và nã đạn pháo bắn rơi máy bay của Israel. Đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua vụ việc này xảy ra và cũng là chiến dịch không kích dữ dội nhất của Israel kể từ năm 1982.
Mặc dù là quốc gia láng giềng “sát vách” với Syria nhưng Israel vẫn đứng bên lề cuộc xung đột tại Syria suốt 7 năm qua. Tuy nhiên, các cuộc không kích dữ dội diễn ra ngày 10/2 cho thấy dù sớm hay muộn, Israel cũng sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy giao tranh vốn đang trở nên nghiêm trọng hơn tại Syria.
Israel và Iran có cả một lịch sử đối đầu. Quốc hội Iran từng bỏ phiếu ủng hộ dự luật công nhận Jerusalem là thủ đô của Palestine, động thái được cho là nhằm đáp trả việc Mỹ công nhận thành phố này là thủ đô Israel. Iran cũng nhiều lần hoài nghi về sự tồn tại của nhà nước Israel và hỗ trợ các lực lượng chống đối Israel.
Thêm vào đó, ảnh hưởng của Iran trong cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua tại Syria, trong đó có việc triển khai lực lượng do Iran hậu thuẫn gần cao nguyên Golan đã gây nhiều áp lực cho Israel. Điều này khiến Israel phải đưa ra tuyên bố sẽ có hành động đối phó với bất kỳ thách thức nào từ phía Iran trong khu vực./
.Hồng Anh/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa
Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran
Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles
Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải
Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây
Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước
Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc
Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.