Nơi có tập tục ướp xác và sống chung với người chết suốt thời gian dài
Người dân ở đây vẫn lưu giữ truyền thống ướp xác rồi sống chung với người đã khuất suốt thời gian dài. Họ thậm chí còn "thay áo", chải tóc và chụp ảnh với những xác ướp này.
Odiya Sulu, 38 tuổi, ôm chặt bức ảnh của mẹ mình và ngập ngừng kể về việc đã nhớ bà tới mức nào. Cô nức nở hàng giờ bên ngôi mộ của gia đình. Mẹ cô, bà Elis Sulu, đã qua đời vào năm 2015 ở tuổi 65.
Một năm sau, khi quan tài của bà được người thân khiêng ra ngoài và lật mở, bên trong thi thể gần như còn nguyên vẹn. Đó là kết quả của kỹ thuật bảo quản xác ướp theo cách truyền thống người địa phương.
Cô Sulu vuốt nhẹ gương mặt người mẹ đã khuất, nhanh chóng thấy bình tĩnh hơn rồi bắt đầu dọn dẹp phần mộ. Gia đình cô là những người Toraja, một cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở miền nam Sulawesi - một trong những hòn đảo lớn nhất tại Indonesia.
Từ lâu, người dân ở đây đã lưu giữ phong tục ướp xác và sống chung với những xác ướp trong suốt thời gian dài. Họ thực hiện nghi lễ đám tang phức tạp, đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc cho tang lễ của người thân.
Những năm trở lại đây, nhiều gia đình người Toraja bắt đầu đón nhận sự hiện diện của khách du lịch khi tổ chức tang lễ. Qua đó, du khách phần nào dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu nghi thức tại đây.
Đối với người Toraja, cái chết là một quá trình dần dần. Thi thể người vừa qua đời được gia đình lưu giữ và bảo quản có khi kéo dài hàng năm trời cho tới lúc họ đủ tiền lo tang lễ. Linh hồn người chết được cho là sẽ ở lại thế giới trước khi đám tang được tổ chức chính thức. Sau đó, linh hồn mới bắt đầu hành trình đến Puya - vùng đất của người chết theo quan niệm của người Toraja.
Để bảo quản thi thể người mới qua đời, trước kia người ta dùng dấm chua và lá trà. Nhưng hiện tại, các gia đình có thể tiêm chất formaldehyde để xác chết không bị phân hủy. Với cách làm này, một tuần sau, tử thi sẽ không bị bốc mùi khó chịu.
Tập tục này có thể khiến nhiều người thấy rợn tóc gáy khi sống cạnh xác chết nhiều tháng trời, thậm chí hàng năm. Nhưng người dân bản địa lại quan niệm, cái chết không phải là sự kết thúc hay lời vĩnh biệt. Họ cho rằng, người chết luôn bảo vệ gia đình nên cần được tôn thờ.
Người Toraja cho biết, nếu bảo quản thi thể càng lâu, chi phí làm tang lễ sẽ giảm xuống rất nhiều. Với nghi thức truyền thống, đám tang sẽ kéo dài 12 ngày. Trong đó, nhà có đám phải hiến hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Những buổi lễ như thế sẽ tốn chi phí lên tới cả trăm nghìn USD.
Vài tháng sau khi lễ tang tiến hành xong, họ bắt đầu tổ chức một nghi lễ khác với tên gọi ma'nene'. Hay hiểu nôm na đó là việc đào mộ và vệ sinh cho người đã khuất. Khi đó, những thi thể được rửa sạch, phơi khô dưới nắng rồi "mặc" quần áo mới.
Theo truyền thuyết địa phương, nghi lễ ma'nene ' bắt nguồn từ câu chuyện về một người thợ săn có tên Pong Rumasek. Hàng trăm năm trước, người này vào rừng săn bắn, vô tình bắt gặp một xác chết bị bỏ rơi giữa rừng già. Thương cảm trước sự bất hạnh của người chết, thợ săn này đã chăm sóc và thay quần áo mới cho thi thể. Kể từ đó, ông gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngày nay, cộng đồng dân tộc thiểu số này phần lớn theo đạo Thiên Chúa, nhưng phong tục tang lễ lâu đời của họ vẫn tồn tại. Để tưởng nhớ người chết, các gia đình sẽ tổ chức nghi lễ ma'nene' vài năm một lần. Theo tín ngưỡng, sau khi thực hiện nghi thức này sẽ giúp họ có mùa màng bội thu vào năm sau.
Trở lại câu chuyện của gia đình cô Odiya Sulu. Sau khi hoàn thành nghi lễ ma'nene', họ qua về nhà và bắt đầu ăn một bữa truyền thống được chuẩn bị từ trước.
"Tôi nhớ mẹ rất nhiều. Khi thấy mẹ hôm nay, trái tim tôi như được chữa lành. Nhưng tôi phải đợi thêm 2 năm nữa, mới được nhìn thấy bà", cô Sulu cho biết.
Hiện nay, chính phủ Indonesia đang nỗ lực quảng bá tập tục của người Toraja nhằm phát triển ngành du lịch trên đảo Sulawesi.
Quốc Việt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.