Nơi hợp lưu của sông Mã và sông Chu
(TTV) - Chỉ cách trung tâm TP Thanh Hóa chưa đầy 10 km, nằm ở nơi giao nhau của sông Mã và sông Chu, tại địa phận xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa trước kia nay là phường Thiệu Khánh, TP Thành phố Thanh Hóa có một thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh, đó là "Bàn A thập cảnh" - nghĩa là 10 cảnh đẹp ở Bàn A.
Xưa kia, Bàn A Sơn là một ngọn núi kỳ vĩ, soi bóng xuống dòng Chu Giang mênh mông sóng cuộn. Ngày nay, Bàn A Sơn đã bị biến dạng, nhưng theo sử cũ thì trước đây sườn núi có động, trong động có chùa Đại Hùng. Vua Lê Hiến Tông từng lên chơi, gọi nơi này là “Lâm tuyền ổn thế” - nghĩa là chỗ ở yên của những người thích cảnh rừng núi sông suối. Cuối đời Lê Trung Hưng, Ngô Thì Sĩ đã khắc 3 chữ lớn là “Bàn A Sơn” để làm tiêu chí định danh thắng cảnh “đệ nhất xứ Thanh” này.
Đứng trên đỉnh núi Vồm, du khách mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của Bàn A thập cảnh đã đi vào lịch sử và thơ ca như “Lương Mã Song Phàm” thong dong chảy về cửa biển, những “Khánh bằng liệt chướng”, “Thạch tượng dục hà”, những “lĩnh quy bí thuỷ” đẹp đến nao lòng… Từ Bàn A Sơn, du khách có thể thong dong tản bộ xuống đầu làng Chành, nơi có ngọn núi nhỏ tên là Vồm. Đỉnh núi có ngôi chùa cùng tên. Theo các bậc kỳ lão trong làng, chùa này đã có từ ngàn năm. Xa xưa chùa là ngôi miếu thờ thần mặt trời theo tín ngưỡng đa thần của người Việt cổ. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo trở nên thịnh hành ở nước ta thì cổ miếu đã trở thành ngôi chùa thờ Phật. Khoảng thế kỷ 15, chùa Vồm được xây dựng lại khang với kiến trúc đặc trưng thời Hậu Lê, trong đó đặc sắc nhất là bức tượng Phật Di Đà được tạc trực tiếp vào vách núi.
Thời gian xa thăm thẳm vẫn không thể làm mất đi những bức “thạch thi” của các tao nhân mặc khách, các bậc vua chúa đã ghé thăm và để lại nơi này. Những câu thơ phác lên một bức họa tuyệt đẹp về Bàn A Thập Cảnh. Chốn thanh tịnh này cũng còn lưu giữ 3 bảo tháp cổ của các vị thiền sư đã viên tịnh cách đây vài trăm năm, với những câu chân kinh bất hủ để lại cho hậu thế. Rời Bàn A Sơn, du khách có thể bắt đầu hành trình khám phá ngọn núi với tên gọi là “Lĩnh quy bí thuỷ” (tức rùa núi vờn nước) ngày nay được gọi là núi Đọ, một trong những cảnh đẹp của “Bàn A thập cảnh”, cũng là di chỉ khảo cổ học thời đại đá cũ.
Núi Đọ nổi bật lên giữa đồng bằng, soi bóng xuống dòng sông Chu với màu đen sẫm huyền bí. Đá ở núi Đọ là đá bazan, một loại đá vừa cứng vừa dẻo dai, có thể tách ra những mảnh tước có rìa cạnh sắc. Kể từ năm 1960 đến nay, di chỉ núi Đọ đã trải qua 4 lần thám sát, khai quật của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước; tìm thấy khoảng 2.500 hiện vật bằng đá các loại. Dựa vào loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ đá, một số nhà nghiên cứu cho rằng, núi Đọ là di chỉ xưởng chế tác công cụ của cư dân sơ kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách ngày nay khoảng 30 – 40 vạn năm.
Hành trình để leo lên động “người xưa”- một địa danh được lưu truyền từng là nơi sinh sống của người Việt Cổ - tuy vất vả nhưng rất nhiều điều thú vị. Động người xưa nằm ở độ cao khoảng trên 800m, nơi lưng chừng núi Đọ, để lên đến đây du khách sẽ đi qua một rừng ổi tự nhiên bạt ngàn. Theo người dân địa phương, khoảng chục năm trước, nơi đây là một rừng ổi cổ thụ, do thiếu chất đốt nên người dân trong làng lên chặt lấy củi. Rừng ổi tái sinh này chỉ mới mọc khoảng chục năm nay. Vào tầm tháng 8, tháng 9 âm lịch cũng đúng vào mùa quả chín, cả cánh rừng thơm lừng, chim chóc kéo về rộn ràng khắp núi.
Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ bắt gặp dòng sông Mã uốn lượn, “Bàn A thập cảnh” đẹp như một bức tranh thủy mặc. Có lẽ vì vậy ngay từ thuở hồng hoang, loài người đã tìm về đây cư trú. Động người xưa” là một lòng hang rộng khoảng 4-5 m2. Các cụ trong làng truyền lại rằng: trước kia khi đất chưa bồi đắp, lòng hang sâu hơn và có những điểm đục khoét trên đá giống như những chiếc cối giã gạo. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ học khẳng định: núi Đọ từng là một xưởng sản xuất công cụ, vì vậy giả thiết người nguyên thủy từ miền núi cao rừng sâu di chuyển về phía đồng bằng, đã chọn hang núi này để ở là có cơ sở. Tuy nhiên, để biết chính xác, cần phải có những cuộc thám sát sâu trong lòng hang.
Ngay dưới chân núi Đọ có một di tích đầy tính huyền thoại mà du khách có thể khám phá, đó là “vết chân tiên” gắn với những câu chuyện thần kỳ lưu truyền trong dân gian. Mặc dù đã bị thời gian và mưa nắng bào mòn, nhưng dấu vết in trên đá giống hình bàn chân khổng lồ với 5 ngón vẫn còn khá rõ nét. Người dân trong làng từng truyền nhau rằng, nếu muốn sinh con trai, người vợ chỉ cần đưa bàn chân trái, ướm lên “ vết chân tiên” sẽ được như ý muốn. Không biết thực hư thế nào, nhưng xung quanh “ vết chân tiên” luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khó giải thích.
Trước kia, trong quá trình đào ao và khai quật xung quanh khu vực này, người dân đã từng thấy rất nhiều bát đĩa, chum sành cổ. Về sau, rất nhiều người săn đổ cổ đã về đây đào được nhiều hiện vật tương tự, thậm chí người ta còn phát hiện khu mộ táng cổ thuộc giai đoạn Hán - Đường. Theo lời kể của người dân thì trước đây họ đào được rất nhiều cổ vật, có những cái hố đào được hàng thúng bát đĩa. Các nhà khảo cổ học chưa khảo sát ở đây. Tuy nhiên theo thông tin từ những người đến mua đồ cổ, những bát đĩa gốm sứ ấy có từ thời Lý.
Cách nơi xuất hiện“ vết chân tiên” bí ẩn không xa là khu vực Cồn Chân Tiên. Quá trình khai quật của các nhà khảo cổ học cũng đã phát lộ nhiều vết tích di chỉ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Phù Lãng, Chu Đậu thời các vua Hùng dựng nước, với rất nhiều trống đồng, thạp đồng, rìu tay bằng đá, kiếm, mác... Những tên gọi “vết chân tiên”, “Cồn Chân Tiên” khiến chúng tôi liên tưởng tới hình ảnh “những người khổng lồ chân đất” trong truyện cổ tích. Những Ông Bưng, Ông Vồm “gánh núi đào sông” chính là biểu tượng sức mạnh đoàn kết của cộng đồng người nguyên thủy trong công cuộc di cư vĩ đại từ các hang động miền sơn cước xuống đồng bằng, chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, sáng chế công cụ lao động để kiến tạo cuộc sống. Với những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, di tích khảo cổ học cấp Quốc gia Núi Đọ đang được quan tâm xây dựng thành một trung tâm văn hóa du lịch của TP Thanh Hóa trong tương lai.
Nhiều chục năm đã trôi qua, các hố khai quật, thám sát xung quanh khu vực núi Đọ gần như đã bị vùi lấp hoàn toàn, các di vật đã được các nhà khảo cổ học mang đi. Để tìm hiểu thêm về nguồn gốc và giá trị của những cổ vật thu được tại núi Đọ, du khách có thể ghé thăm Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Tuy số lượng trưng bày không nhiều, nhưng những hiện vật này vẫn đủ sức đại diện cho cả một nền văn hóa lớn của loài người ở thời đại sơ khai, tối cổ. “Sáng giá” nhất trong các hiện vật được tìm thấy ở di chỉ núi Đọ trưng bày tại bảo tàng, đó là chiếc rìu tay khá hoàn chỉnh, tiêu biểu cho sơ kỳ thời đại đá cũ. Rìu được chia làm 2 phần: phần đốc to dày, cầm vừa lòng bàn tay, phần lưỡi hình mũi nhọn. Rìu tay ở núi Đọ tương đối hiếm và là loại hình hiện vật đẹp nhất được phát hiện ở đây.
Hơn 30 hiện vật núi Đọ có mặt tại Bảo tàng Thanh Hóa gồm các hạch đá, mảnh tước và phác vật rìu. Những mảnh tước ở đây mang đặc trưng của mảnh tước Clacton – đặc trưng kỹ thuật cơ bản trong chế tác công cụ của “người khôn ngoan” thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ. Những mảnh tước được sử dụng như một loại công cụ chính, có thể dùng để cắt, gọt, nạo, chặt. Dựa vào loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ đá ở núi Đọ, các nhà nghiên cứu cho rằng, núi Đọ từng là “công xưởng” chế tác công cụ của cư dân sơ kỳ thời đại đồ đá cũ. Điều này chứng tỏ vùng đất ven sông Mã, sông Chu từng là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Vùng đất nơi hợp nguồn giữa dòng Mã giang và Chu giang chỉ cách trung tâm TP Thanh Hóa hơn 10 km, đường giao thông đến đây khá thuận lợi. Đây là một trong những nơi ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này quả là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua./.
Mai Ngọc – Xuân Sơn- Xuân Quang/Chuyên mục phát triển du lịch ngày 8.6
Đọc thêm
Khai giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhà hàng khách sạn
Tối 11/12, tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, trường Trung cấp nghề Thương mại Du lịch Thanh Hoá phối hợp với Công ty TNHH SOTO tổ chức khai giảng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao các chuyên ngành Kỹ thuật, chế biến món ăn và nghiệp vụ vụ nhà hàng, khách sạn cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Sầm Sơn đặt mục tiêu thu hút 9,6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025
Năm 2025, thành phố biển Sơn Sơn đặt mục tiêu đón 9,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 21 nghìn tỷ đồng.
Thăm nghè Giáp dưới dãy Ngàn Nưa
Cổ Định - Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) là vùng đất cổ từ thời các Vua Hùng. Nơi đây được nhiều người biết đến như điểm giao hòa của đất trời với huyệt đạo Am Tiêm - Ngàn Nưa gắn liền cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vang danh sử sách. Vùng đất này còn có Nghè Giáp, một di tích lịch sử cổ kính và linh thiêng, là nét độc đáo và ấn tượng của thị trấn Nưa.
11 tháng năm 2024, tổng thu từ khách du lịch đạt 758.000 tỷ đồng
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam dự báo, tổng thu từ du lịch trong 11 tháng năm 2024 ước khoảng 758.000 tỷ đồng.
Sầm Sơn đón gần 9 triệu khách du lịch trong năm 2024
Sáng ngày 10/12, thành phố Sầm Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Lượng du khách đến các di tích lịch sử văn hóa tăng
Trong những năm qua, nhiều di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo và tích cực đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với đẩy mạnh kết nối với các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Vì vậy lượng du khách đến thăm quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tăng mạnh.
Hà Nội và TP.HCM lọt top 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới
Tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International vừa công bố bảng xếp hạng 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới năm 2024. Hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM đã được vinh danh trong bảng xếp hạng này.
Đa dạng tour du lịch tết Ất Tỵ
Đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thanh Hóa đã đưa ra thị trường các sản phẩm tour phục vụ mùa du lịch cuối năm và dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nhiều đơn vị đã đổi mới, đa dạng các tour, mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hấp dẫn.
Lễ tưởng niệm 415 năm giỗ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất
Sáng ngày 8/12 (tức 8/11 năm Giáp Thìn), tại xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng Bùi tộc Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 415 năm ngày giỗ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.