ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nổi mề đay kiêng gì? Thắc mắc đã có giải đáp!

Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên.

20/06/2019 13:38

 

Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay
Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay

Bạn bị dị ứng nổi mề đay? Bạn đang thắc mắc không biết dị ứng nổi mề đay kiêng gì để đảm bảo việc điều trị tránh bệnh tái phát. Thực tế, những căn bệnh về da liễu như nổi mề đay luôn khiến mọi người lo lắng vì nó không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ  giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do căn bệnh này gây ra.

Nổi mề đay – Căn bệnh với cơn ngứa điên cuồng

Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với những yếu tố dị nguyên đến từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này là sự xuất hiện của những nốt sần màu hồng hoặc màu đỏ như muỗi đốt, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn càng gãi thì những nốt sần này càng lan rộng và khiến bạn càng cảm thấy ngứa. Chúng có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường bị bó chặt như lưng quần, nịt bụng…

Mặc dù nổi mề đay là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, nếu mề đay nổi ở những vị trí dễ thấy như trên mặt, cổ, trước ngực…, chúng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, việc ăn uống, kiêng khem cũng là điều rất cần thiết. Vậy dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì?

Nổi mề đay kiêng gì?

Theo các chuyên gia, để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị mề đay kiêng gì, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và chế độ kiêng khem hợp lý.

1. Gãi

Ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay và càng ngứa người bệnh lại càng gãi. Tuy nhiên, điều này không những không làm cảm giác ngứa dịu lại mà nó làm các cơn ngứa trở nên điên cuồng. Ngoài ra, nếu bạn gãi nhiều thì sẽ khiến vùng da bệnh có nguy cơ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn, các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc đầu tiên bạn cần kiêng khi bị dị ứng mề đay là hành động gãi.

2. Sử dụng hóa mỹ phẩm

Khi thấy có triệu chứng nổi mề đay, bạn cần tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Khi thấy có triệu chứng nổi mề đay, bạn cần tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Mỹ phẩm có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay. Cơ thể bạn có thể bị kích ứng với những thành phần có trong các loại mỹ phẩm, gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Thậm chí, ở một số người có làn da nhạy cảm, chỉ sử dụng chút phấn son hoặc sữa tắm, dầu gội cũng có thể gây dị ứng. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng nổi mề đay, bạn cần tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

3. Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá như men, cocain và nicotin khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Nếu những người bị nổi mề đay vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này thì bệnh ngày càng trở nặng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

4. Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị nổi mề đay?

Ngoài các yếu tố trên, người bị nổi mề đay cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Khi bị nổi mề đay, bạn cần kiêng:

Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển…: Những thực phẩm này có hàm lượng đạm cao có thể là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là với người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm. Nếu bạn ăn các loại thực phẩm này, cơ thể khó tiếp nhận và chuyển hóa sẽ rất dễ bị kích ứng. Khi cứ tiếp tục sử dụng, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến việc điều trị.

Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến các vết nổi mề đay ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đồ ngọt còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các vết mẩn ngứa trên da khó lành và làm tăng tỷ lệ tái phát.

Ăn nhiều đồ cay, nóng có thể gây khô và khiến da dễ bong tróc
Ăn nhiều đồ cay, nóng có thể gây khô và khiến da dễ bong tróc

Thực phẩm cay, nóng gồm đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu…: Khi ăn những thực phẩm này, các bộ phận trên cơ thể phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, gây nóng trong người, tạo cảm giác bứt rứt và khó chịu. Ngoài ra, đồ cay, nóng còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc.

Để giúp điều trị bệnh, ngoài việc kiêng các loại thực phẩm trên, bạn cần ăn nhiều rau, trái cây để bổ sung chất xơ và các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên chủ động nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày.

Có cần phải kiêng gió, nước và ánh nắng mặt trời khi bị nổi mề đay?

Theo dân gian, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần kiêng, gió, nước và ánh mặt trời. Thế nhưng, điều này có thật sự đúng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay. Nhiễm phong ( gió ) là một trong số đó. Khi bị nhiễm phong, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với môi trường sản sinh ra chất có thể gây ngứa, nổi mẩn. Đây là lý do tại sao mà trong thời gian bị mề đay, nhiều người vẫn khuyên bạn nên kiêng gió và nước lạnh để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên, kiêng gió không nhất thiết là bạn phải ở trong phòng kín và tách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Nếu bạn muốn ra ngoài, bạn chỉ cần che chắn cho làn da để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió và ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nếu nguyên nhân bạn bị nổi mề đay là do yếu tố thời tiết thì bạn cũng nên chú ý hơn đến việc này.

Ngoài gió, còn có nhiều người khuyên nên kiêng nước. Điều này cũng không thật sự đúng bởi nổi mề đay sẽ khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, bạn sẽ cần sử dụng nước để lau rửa tay chân và vùng da tổn thương. Điều này không những giúp tránh tình trạng bụi bẩn, mồ hôi tích tụ mà còn giúp giảm cảm giác ngứa, đồng thời đây cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị nổi mề đay khá hữu hiệu.

Nguyên lý “kiềng 3 chân” trong việc điều trị mề đay mẩn ngứa, ghi nhận giải pháp hiệu quả từ bệnh viện da liễu đầu ngành

Để ngăn chặn mề đay tái phát, cơ thể cần phải đủ khỏe để tự nó chống lại các yếu tố gây bệnh ngay từ vòng ngoài bằng khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch và mạnh hơn là khả năng lọc và thải các dị nguyên đó ra ngoài bằng chức năng giải độc và thải độc của gan và thận. Yếu tố cốt lõi này sẽ giúp người bệnh giảm dần mề đay và chấm dứt tái phát. Đây được coi là “kiềng 3 chân” quan trọng trong quá trình điều trị mề đay, mẩn ngứa.

Giải pháp ngăn chặn tái phát theo nguyên lý trên đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các bệnh viện da liễu lớn trên toàn quốc bằng cách sử dụng Phụ Bì Khang  Hiện tại đã có rất nhiều trường hợp thoát khỏi mề đay, mẩn ngứa nhờ áp dụng phương pháp này.

Phụ Bì Khang – Hỗ trợ điều trị các trường hợp mề đay, mẩn ngứa, chống tái phát
Phụ Bì Khang – Hỗ trợ điều trị các trường hợp mề đay, mẩn ngứa, chống tái phát

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang có sự phối hợp toàn diện các thành phần giúp điều trị triệu chứng giảm viêm, ngứa (cao nhàu); các thành phần giúp tăng cường chức năng giải độc của cơ thể (cao gan); các thành phần giúp tăng cường chức năng thận (cao nhàu) và tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào, tăng sức đề kháng (L- carnitine fumarate). Nhờ vậy, Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả tận gốc các trường hợp mề đay cấp tính và mãn tính.

Với những thông tin trong bài viết ở trên về việc kiêng gì và cung cấp giải pháp để dị ứng mề đay không còn tái phát, hy vọng sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh khó chịu này. Nếu có bất cứ vấn đề gì băn khoăn và muốn được giải đáp, bạn có thể trực tiếp gọi đến số 0969 644 576 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Theo Thanh Tú/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

09:00 , 23/04/2025

Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

10:08 , 22/04/2025

Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường

09:39 , 22/04/2025

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

07:37 , 21/04/2025

Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

07:32 , 21/04/2025

Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

20:23 , 20/04/2025

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

18:05 , 20/04/2025

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.