Nông Cống phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề truyền thống
Phát huy lợi thế của địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện đã có 20 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao; trong đó, có 7 sản phẩm thuộc các nghề, làng nghề truyền thống.
Hiện nay, huyện Nông Cống có 9 nghề, làng nghề truyền thống được công nhận. Để các làng nghề phát triển bền vững, huyện đã lồng ghép với chương trình xây dựng Nông thôn mới, OCOP để xây dựng các chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ về mặt bằng mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ 100 triệu đồng cho 1 sản phẩm đạt OCOP 3 sao... Bên cạnh đó, các xã có sản phẩm lợi thế, truyền thống cũng đã quan tâm, hỗ trợ các chủ thể xây dựng thành sản phẩm OCOP.

Ông Lê Hùng Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Tế Nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương có một vùng nguyên liệu sản xuất là cói lát kết hợp với nguyên liệu cáy, đây là thế mạnh của địa phương vùng triều, chúng tôi đã quan tâm chọn cái sản phẩm này để xây dựng sản phẩm OCOP. Trong quá trình tổ chức thực hiện, xã cũng có những cơ chế chính sách để cùng với hộ gia đình để tiến hành hỗ trợ gia đình trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm".
Với việc xây dựng thành công thương hiệu OCOP, các sản phẩm làng nghề huyện Nông Cống đã được quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, huyện Nông Cống đặt mục tiêu xây dựng thêm 2 sản phẩm từ làng nghề truyền thống thành sản phẩm OCOP.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Ngành Ngân hàng đồng hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất, cải cách thủ tục vay vốn, đến các chương trình tín dụng chuyên biệt, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn bộ máy
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hợp tác xã Tân Thọ - điển hình trong phát triển nghề nông thôn
Được thành lập năm 2010, đến nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những điển hình về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống. Hoạt động của Hợp tác xã đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.