Nông dân huyện Triệu Sơn phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa
(TTV)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ truyền thống sang sản xuất hàng hóa, đưa các đối tượng con nuôi mới vào sản xuất, đã giúp cho nhiều hộ nông dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nâng cao thu nhập.
Năm 2014, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi sản xuất, gia đình ông Lê Văn Phượng, thôn Mưu Nha, xã An Nông đã thuê hơn 1 ha đất của các hộ dân trong thôn để đầu tư cải tạo, nuôi lươn, trạch thương phẩm.
![]() |
Sau 2 năm, nhận thấy 2 loại con nuôi này đang ngày càng được nuôi nhiều hơn, ông Phượng đã tìm hiểu kỹ thuật và quyết định đầu tư sản xuất giống lươn, trạch bán cho bà con nông dân, các trang trại trong và ngoài tỉnh . Bên cạnh đó, ông còn xây thêm 1 khu bể xi măng nuôi ếch thương phẩm. Đầu ra ổn định, trung bình mỗi năm, gia đình ông thu nhập khoảng 3 tỷ đồng từ nuôi ếch, lươn và trạch.
![]() |
Nhận thấy nuôi cá nước ngọt là tiềm năng, lợi thế quan trọng ở địa phương, năm 2019, xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn đã thành lập chi hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản để tạo sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ nuôi.
![]() |
Tham gia chi hội, các hội viên được chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và tìm đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đến nay, chi hội đã thu hút được hơn 60 hội viên tham gia sản xuất với diện tích gần 50 ha vùng chuyên canh. Trung bình mỗi năm, 1 ha nuôi trồng thủy sản ở xã Xuân Thọ cho giá trị thu nhập từ 250- 300 triệu đồng.
Ông Trương Sỹ Chế- Chi hội trưởng- chi hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Từ khi thành lập chi hội, hội viên làm ăn rất hiệu quả. Trong tổ giúp nhau về tài chính, kinh tế, thứ 2 là tập trung 1 mối về mua con giống, thức ăn chăn nuôi; thứ 3 là giúp nhau thu hoạch… Tới đây chúng tôi đang xây dựng đề án thành lập Hợp tác xã để nâng tầm vóc con cá lên"
|
Xác định thủy sản là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương, những năm gần đây, huyện Triệu Sơn đã ưu tiên dành các nguồn lực đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản. Huyện cũng đã tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; đồng thời, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hộ nuôi.
![]() |
Đến nay, nhiều hộ gia đình đã áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Ngoài các loại cá truyền thống, các hộ nuôi đã đưa các loại giống mới, giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng như: lươn, ếch, trạch làn, cá lăng... Tính đến hết năm 2021, huyện Triệu Sơn có gần 740 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 30% diện tích liên kết sản xuất, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 2000 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 76 tỷ đồng.
![]() |
Theo Hương Hạnh- Minh Tâm- Quang Phú/THNM 11/05/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.