Nông dân Sơn La thu tiền tỷ từ trồng dâu tây
Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây, nhưng cây dâu tây đã khẳng định giá trị kinh tế trên đất Sơn La, giúp người nông dân có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 400 ha trồng dâu tây, sản lượng ước đạt trên 3.500 tấn quả tươi, tập trung ở 3 huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Yên Châu. Với định hướng phát triển vùng cây dâu tây gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngành nông nghiệp Sơn La đã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăm sóc theo quy trình VietGAP, hữu cơ; thực hiện tốt các quy định an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng"...

Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Trung bình 1 ha trồng dâu cho thu quả 2 ngày một lần, năng suất đạt xấp xỉ 2 tạ; với mức giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, tương đương với khoảng 30 triệu đồng.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.