Nông dân xã Thọ Dân chăm sóc đào chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán
Nhờ thực hiện chương trình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thu về hơn 30 tỷ đồng mỗi năm từ nghề trồng đào cảnh. Để chuẩn bị phục vụ đào đón Tết Nguyên đán, các vườn đào đang tất bật các công đoạn chăm sóc, để đào nở hoa đúng dịp Tết.
Gia đình ông Lê Văn Tiến, thôn Đại Vàng, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn là một trong những hộ đầu tiên của xã trồng đào. Với diện tích 4.000 m2, ông Tiến trồng gần 400 gốc đào, trong đó có 120 gốc đào cổ thụ có đường kính từ 35 đến 60cm. Để có gốc đào đẹp, đem lại giá trị kinh tết cao, ngay từ đầu năm, ông đã ra các tỉnh Hòa Bình, Sơn La để chọn gốc đẹp về ghép. Do có diện tích sản xuất lớn, chăm sóc tốt nên đến nay hầu hết đào của gia đình ông đều có dáng, thế đẹp. Hiện trên 50% gốc đào của gia đình ông đã được thương lái, khách hàng đặt cọc trước với giá trị trên 600 triệu đồng.

Ông Lê Văn Tiến, thôn Đại Vàng, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Tiến, thôn Đại Vàng, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Như cây đào vào thời điểm bây giờ, mình phải dùng thuốc hãm. Khi đào già cành, đóng nụ, mình đôn đảo bầu. Đến đầu tháng 12 âm lịch, bắt đầu xuống lá thì thêm phân bón vào cung cấp dinh dưỡng để nuôi hoa dịp Tết Nguyên đán năm 2025".
Để đào ra hoa đúng dịp Tết, theo kinh nghiệm của các hộ trồng đào trên địa bàn xã Thọ Dân, ngoài chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì thời gian trồng rất quan trọng. Thường thì đào được trồng vào đầu tháng 2 âm lịch. Đến tháng 4, tháng 5 thực hiện tỉa lá, cắt bớt cành xấu để tập trung phát triển cành gốc khỏe mạnh. Khoảng tháng 8, tiếp tục tỉa bớt những cây quá cao không ưng ý. Vào đầu tháng 10 trở đi, dừng bón phân và thực hiện tưới nước muộn. Từ tháng 12 trở đi, tuốt lá để giúp cây ra hoa và đâm chồi non.

Vào thời điểm cuối năm, thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đào. Đào nở sớm hay nở muộn trong dịp Tết đều khiến trồng đào không hiệu quả. Thời điểm này, người trồng đào địa bàn xã đang theo dõi tình hình thời tiết để có biện pháp chăm sóc phù hợp, tập trung chăm sóc, bón phân, đôn đảo bầu để cho cây phát triển tốt, nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán.

Ông Lê Xuân Dương, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Dương, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, cây đào ở Thọ Dân rất lớn và họ cũng có nhiều nghệ nhân cắt tỉa, chăm sóc cây đào. Tổng số lượng đào của Triệu sơn có thể tiêu thụ trong dịp Tết này là khoảng 240.000 gốc, trong đó, số đã được đặt mua khoảng 20%, còn lại 80% tiêu thụ từ nay cho đến cuối năm".

Năm nay, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn có gần 83 nghìn gốc đào phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Do người dân có kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật chăm sóc tốt nên đào đang sinh trưởng và phát triển tốt. Các hộ trồng đào cũng đa dạng cây đào. Nhờ đó, đào Thọ Dân cũng được nhiều thương lái, khách hàng đặt mua trước.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.