Nông nghiệp Thanh Hóa 2022 - tiếp tục hướng phát triển bền vững
Năm 2022, trong bối cảnh chịu nhiều tác động do thiên tai, dịch bệnh, giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao, bám sát chỉ đạo của tỉnh và thực tiễn hoạt động sản xuất, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động triển khai các biện pháp thích ứng để duy trì tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp đã đạt và vượt mức đề ra. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3,65%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 66.280 tỷ đồng, tăng xa so với dự toán.
Trên lĩnh vực trồng trọt, các địa phương đã chuyển đổi 3.100 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt trên 1,55 triệu tấn. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 115 đồng, tăng 3 triệu đồng/1 ha so với năm trước. Trong năm, toàn tỉnh tích tụ, tập trung được trên 7.700 ha, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, người dân đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập. Đã có hơn 80.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Các vùng cây trồng thâm canh, sản xuất tập trung được chứng nhận an toàn thực phẩm tiếp tục được mở rộng.
Ông Lê Tiến Đạt, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện đã tích cực kêu gọi thu hút đầu tư, doanh nghiệp liên kết với dân để chuyển đổi cây trồng, quá trình chuyển đổi, nhận thức tư duy cùa bà con nâng lên, chăm lo sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất."
Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa đều tăng so với năm 2021. Trong đó, đàn lợn đạt trên 1,2 triệu con, đàn gia cầm 24 triệu con. Sản phẩm thịt lợn hơi các loại ước đạt trên 270 nghìn tấn, tăng 8,3%, sản lượng trứng đạt trên 242 triệu quả, tăng trên 18%, sữa tươi 56,5 nghìn tấn, tăng trên 11%. Trong năm, đã thu hút được 05 dự án chăn nuôi lợn và gà công nghệ cao với tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng. Việc phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo, kiểm soát tốt, lần đầu tiên trong 10 năm qua không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
Ông Tống Văn Giáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa chia sẻ: "Cơ cấu chăn nuôi của tỉnh rõ nét, chuyển từ quy mô nhỏ sang lớn, tập trung, chăn nuôi an toàn sinh học. Tỷ lệ tiêm phòng cao. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phát triển chăn nuôi bền vững."
Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo được đẩy mạnh. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 207 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ; tổng diện tích nuôi trồng đạt 19.200 ha. Các địa phương đã khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Riêng tôm nuôi đạt sản lượng 15.300 tấn, tăng 43% kế hoạch.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, toàn tỉnh trồng được 12.500 ha rừng tập trung, vượt 25% kế hoạch. Hiện có trên 21.800 ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC. Các loại giống mới, có năng suất cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, như: keo tai tượng Úc, Lát hoa… tiếp tục được đưa vào trồng thay thế các loại giống có năng suất, chất lượng thấp; chuyển mạnh từ giống bằng hạt sang giống nuôi cấy mô. Những kết quả trên đang khẳng định sự chuyển biến rõ nét từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tiếp tục tạo đà cho phát triển nông nghiệp trong năm 2023.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngành nông nghiệp chúng tôi tiếp tục chỉ đạo từ sản xuất nn sang kinh tế nông nghiệp. Trọng tâm lực chọn sản phẩm chủ lực, lợi thế, cây trồng nguyên liệu gắn với chế biến, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp."
Hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Kinh nghiệm và kết đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua cùng những giải pháp thiết thực sẽ là điều kiện để ngành nông nghiệp Thanh Hóa vững tin hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2023, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tăng cường phương tiện phục vụ hoạt động vận tải sau Tết
Không nằm ngoài dự đoán: những ngày sau Tết nhu cầu đi lại, tham gia hoạt động vận tải khách bằng ô tô tuyến cố định sẽ tăng cao, đặc biệt là trong các ngày từ 02/02 đến 05/02, ( tức từ mùng 05 đến mùng 08 Tết). Vì vậy, Ban quản lý và khai thác các bến xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai kế hoạch phục vụ vận tải khách bằng ô tô, tăng tần suất hoạt động, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.
Đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông đền Chín Giếng, thị xã Bỉm Sơn
Đền Chín Giếng nằm trên địa bàn phường Bắc Sơn là điểm đến văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương đến vãn cảnh, chiêm bái vào mỗi dịp lễ, Tết. Vì vậy, UBND thị xã Bỉm Sơn đã quán triệt cho Ban Quản lý đền tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông tại khu vực trước cổng đền.
Phương tiện kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm ngày đầu năm không nhiều
Thông thường, vào những ngày đầu năm mới tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới sẽ có rất đông phương tiện đến kiểm định. Tuy nhiên, năm nay lượng xe đến kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không nhiều, thậm chí còn khá vắng vẻ.
Ươm lên màu xanh nơi biển đảo
Từ năm 2023 đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên quần đảo Trường Sa thực hiện chương trình "Xanh hóa Trường Sa". Chương trình này đã góp phần ươm lên màu xanh nơi biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Cháy, nổ trong dịp Tết Ất Tỵ giảm mạnh về số vụ và thiệt hại
Theo thống kê, 9 ngày Tết, cả nước xảy ra 153 vụ cháy làm 3 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính 3,4 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết 5/2/2025: Bắc Trung Bộ mưa, rét
Dự báo thời tiết 5/2/2025, mưa rét tiếp tục bao trùm miền Bắc, vùng núi cao có nơi rét đậm, rét hại. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, mưa rét vẫn còn đeo bám dai dẳng, tuy nhiên cường độ mưa đã giảm bớt. Nam Bộ và Tây Nguyên nắng ấm.
Vĩnh Lộc: Liên hoan văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Mới đây, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức Liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Huyện Bá Thước: Ra quân sản xuất kinh doanh đầu năm 2025
Huyện Bá Thước vừa tổ chức ra quân sản xuất kinh doanh đầu năm 2025 và khởi công xây dựng Trường Mầm non Lũng Niêm.
Huyện Nông Cống phát động Tết trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025
Tại Lễ phát động Tết trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025, các đồng chí lãnh đạo huyện Nông Cống cùng lãnh đạo các phòng ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương đã tham gia trồng cây tại khuôn viên sân vận động và dọc tuyến đường trung tâm của xã Tượng Văn.
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết bảo đảm ổn định
Nhờ triển khai nghiêm túc và quyết liệt các phương án đảm bảo an ninh trật tự phù hợp với thực tiễn từng địa phương, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết), tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản ổn định. An ninh trên các tuyến, lĩnh vực, địa bàn được giữ vững, không để xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, góp phần đảm bảo cho Nhân dân đón Tết vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm và an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.