Nông nghiệp xanh - xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây, nhiều hộ dân, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn giảm thiểu tác động môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp.
Tại Thanh Hóa, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn (VietGAP, hữu cơ, theo hướng hữu cơ) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh hiện có trên 200 ha ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả, hoa; gần 2.500 ha sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP; 13,6 ha đạt chứng nhận hữu cơ và khoảng 5.100 ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong quá trình sản xuất, chủ thể luôn tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu theo các tiêu chuẩn, lựa chọn phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh để chăm sóc cây trồng.
Ông Nguyễn Xuân Khải, chủ trang trại bưởi diễn Nguyễn Xuân Organic, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, điều đầu tiên là phải dừng ngay tất cả các tác nhân gây suy giảm hệ vi sinh vật trong đất, không sử dụng các loại hóa chất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và dừng sử dụng phân bón tổng hợp hóa học. Về phần nuôi dưỡng đất thì phải xác định phải mất ba đến năm năm thì đất mới khỏe lại. Sau ba năm để chữa lành và nuôi dưỡng đất, cân bằng hệ sinh thái trong khu vườn thì chi phí giảm đi 60%".

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng các cơ chế, chính sách tích tụ, tập trung đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân... để hỗ trợ, hình thành và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả, bền vững. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ theo các chuỗi giá trị... Từ đó tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng 34,7%
Đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Thành lập Tổ công tác ứng phó chính sách thương mại mới của Mỹ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.

VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ về 0%
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3 - 10% như hiện nay.

Lao động nhiều ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Cơ quan thống kê nhận định, việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam dự kiến từ ngày 9/4 sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: điện tử, dệt may, da giày… bị ảnh hưởng, kéo theo sự tác động tiêu cực về lao động.

Chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong vụ Xuân
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng gần 98% diện tích vụ Xuân. Để vụ sản xuất này đạt kết quả cao, ngành nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo các địa phương, hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Đảm bảo tiến độ dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai đang được triển khai xây dựng. Các địa phương, chủ đầu tư đang tích cực đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra.

Standard Chartered dự báo GDP quý I của Việt Nam tăng trưởng ở mức 7,7%
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam công bố ngày 5/4, Ngân hàng Standard Chartered - ngân hàng đa quốc gia của Anh dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý I/2025, ở mức 7,7%, dù đối mặt thách thức về thương mại.

Đồng bào công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế
Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, thời gian qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất. Đặc biệt, trong phong trào phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình với cách làm hay, sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

Xây dựng OCOP, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với kinh tế tập thể
Thanh Hóa hiện có trên 1340 hợp tác xã và hàng nghìn tổ hợp tác. Các đơn vị kinh tế tập thể chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều Hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao doanh thu, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Thanh Hóa: Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực trong Quý I/2025
Quý I/2025, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu diễn ra phức tạp, khó đoán định, con số này cho thấy sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.