ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh

(TTV) - Năm 248, tại vùng đất Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), Triệu Thị Trinh - một thanh nữ giỏi võ nghệ lại có chí khí phi thường - đã đứng lên chiêu nạp binh sĩ, dựng cờ khởi nghĩa chống lại giặc Ngô, làm "Chấn động Giao Châu". Hình ảnh Bà Triệu đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc và trở thành một huyền thoại sống mãi với thời gian.

31/03/2019 05:11

 

Triệu Thị Trinh, mà dân gian gọi là Bà Triệu, hay Triệu Trinh Nương, sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân gian truyền lại rằng, từ nhỏ, Triệu Thị Trinh đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Năm 17, 18 tuổi,  Triệu Trinh Nương cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Ngày này, vùng đất này vẫn còn lưu truyền nhiều huyền thoại về nữ anh hùng.

Ông Lê Văn Long,  thôn Bồ Điền, xã Định Tiến, Yên Định: Tương truyền lại, hàng năm, vào ngày 21/2 âm lịch, dân làng đều chuẩn bị võng lọng, đồ lễ để dâng lên bà Triệu. Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về sự linh thiêng của bà.

Ông Lê Văn Long, thôn Bồ Điền, xã Định Tiến, huyện Yên Định: Tương truyền lại, hàng năm, vào ngày 21/2 âm lịch, dân làng đều chuẩn bị võng lọng, đồ lễ để dâng lên bà Triệu. Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về sự linh thiêng của bà.

Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền, nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.  Từ căn cứ Phú Điền - nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội, trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn (năm 248) lúc bà 22 tuổi xuân.

Đền thờ Bà Triệu.
Đền thờ Bà Triệu.

Chí hướng giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của giặc phương Bắc chưa thành, nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một mốc son chói lọi trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc. Hình ảnh một nữ tướng tài ba lẫm liệt trong bộ áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận với câu nói đầy khí phách mãi mãi không phai mờ trong tâm khảm của người Việt.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa: Theo sử sách, Cuộc khởi nghĩa bà Triệu làm cho toàn thể Giao Châu náo động. Như thế để thấy rằng, quy mô, tầm vóc của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vang xa. Cho đến nay, khu di tích bà Triệu được trải dài trong một không gian rộng để  thấy rằng sự tưởng nhớ của nhân dân, quá trình bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa: Theo sử sách, Cuộc khởi nghĩa bà Triệu làm cho toàn thể Giao Châu náo động. Như thế để thấy rằng, quy mô, tầm vóc của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vang xa. Cho đến nay, khu di tích bà Triệu được trải dài trong một không gian rộng để thấy rằng sự tưởng nhớ của nhân dân, quá trình bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.

Ngày nay, phát huy truyền thống trên quê hương bà Triệu anh hùng, thực hiện phong trào thi đua yêu nước, cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc trong tỉnh luôn nỗ lực lao động, sáng tạo, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xứng đáng là cháu con của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh./.

Mai Ngọc - Xuân Sơn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

08:23 , 15/11/2024

Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

20:17 , 14/11/2024

Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

08:03 , 14/11/2024

Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

07:45 , 13/11/2024

Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

07:42 , 13/11/2024

Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

16:07 , 12/11/2024

Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

10:13 , 12/11/2024

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024

09:56 , 12/11/2024

Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

09:07 , 12/11/2024

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử

Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử

20:34 , 11/11/2024

Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.