Nữ nghệ nhân 100 tuổi xăm hình bằng tay ở Philippines
(TTV) - Ngày nay, việc bạn sở hữu một hình xăm không còn là chuyện gì quá to tát bởi xăm mình đã trở nên phổ biến hơn, thậm chí được xem như là một nghệ thuật. Nhưng bạn có tin, ở giữa thế kỷ 21 vẫn tồn tại hình thức xăm mình thủ công bằng tay với công cụ là chiếc búa nhỏ cùng cây kim làm bằng tre không? Nếu không, bạn hãy "vượt rừng, leo núi" để đến gặp nghệ sĩ xăm mình duy nhất còn sót lại ở Kalinga, Philippines - Whang Od. Đặc biệt hơn, người nghệ sĩ này đã trải qua 99 tuổi xuân xanh nhưng vẫn khéo léo, tinh tế để tạo ra tác phẩm nghệ thuật trên thân người.
![]() |
Nằm giữa những ruộng lúa xanh rì, núi đồi trập trùng là ngôi làng Buscalan, nơi chỉ có khoảng 200 người dân sinh sống. Làng thuộc tỉnh Kalinga, cách Manila, thủ đô Philippines khoảng 15 giờ di chuyển bằng ôtô về phía bắc. Là vùng quê hẻo lánh nhưng mỗi năm có tới cả nghìn khách đến gặp cụ Whang Od Oggay, nghệ nhân xăm truyền thống cuối cùng của Philippines. Cụ năm nay gần tròn 100 tuổi, và làm nghề này từ năm 15 tuổi.
Cụ Whang Od cho biết: "Truyền thống vẫn còn miễn là có người muốn xăm. Chừng nào còn nhìn rõ, tôi vẫn tiếp tục xăm. Tôi chỉ nghỉ việc một khi không nhìn được nữa''.
Theo truyền thống, những hình xăm bằng tay này chỉ dành cho những chiến binh Butbut bản xứ. Còn đối với phụ nữ, những hình xăm thường được coi như 'phụ kiện làm đẹp'. 'Thời xưa, phụ nữ Philippines cho rằng có một hình xăm thì bạn trông sẽ đẹp hơn nhiều', vì thế cụ cùng những người bạn của mình xăm kín hai cánh tay và chân.
Tuy nhiên ngày nay các chiến binh đều đã chết, những hình xăm bằng tay này có thể xăm cho bất kỳ ai. Mỗi biểu tượng, từ đường thẳng tới các vòng tròn, hình động vật hay mật mã bộ tộc... đều mang một ý nghĩa. Nhiều hình xăm còn thể hiện các yếu tố tự nhiên như núi đồi, mặt trời hay sự sinh nở, sức mạnh.
Cụ làm nghề với các kỹ thuật xăm đã tồn tại cả nghìn năm qua nhưng dụng cụ chỉ cần có gai lấy từ cây bưởi pomelo, một cây gậy tre dài cỡ 30 cm, nhọ đen lấy từ một cái nồi cũ và nước.
Với sự tập trung cao, cụ vẽ một hình trên da của khách bằng mực tự chế từ nhọ nồi. Rồi xăm bằng cách gõ tay từng chút một với cây kim từ gai bưởi và que tre lên hình đã vẽ. Việc xăm này cũng đau đớn không kém với cách xăm hiện đại ngày nay.
Mỗi nhát gõ vào chiếc gai xăm in hằn lên da, là một lần người nghệ nhân này truyền vào hình xăm sức mạnh tinh thần, tính cá nhân của riêng bà. Giá trị đó mãi in hằn trên da của những người trong tộc, và giờ đây, là cả những vị khách quốc tế.
![]() |
Xăm mình thủ công truyền thống chỉ có thể được truyền lại cho người thân. Theo như truyền thống của ngôi làng này, họ tin rằng, nếu việc này không được thực hiện bởi người thân, những người trong cùng một tộc, những hình xăm trên cơ thể có thể sẽ bị hỏng hoặc nhiễm bệnh. Thật đáng tiếc khi cụ Whang Od không có con ruột. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, cụ đang cố gắng truyền lại nghê thuật xăm mình thủ công này cho đứa cháu gái của cụ, đó là Elyang Wigan và Grace Palicas.
Cụ Whang Od tâm sự: “Những người bạn biết xăm mình thủ công giống tôi thì đều đã qua đời rồi. Tôi là người duy nhất còn sống và vẫn có thể xăm được. Nhưng tôi cũng không sợ rằng không giữ được truyền thống này đâu, bởi vì tôi vẫn đang truyền nghề cho thế hệ tiếp theo”.
Mặc dù sở hữu kỹ thuật xăm mình thủ công vô cùng điêu luyện, người phụ nữ sống đến cả thế kỷ này cũng không có kế hoạch sẽ đi đâu xa khỏi ngôi làng truyền thống của mình.
Khi được hỏi về bí quyết sống tới 100 tuổi của Whang Od, cụ trả lời rằng: “Tôi không ăn đồ hộp, hay thực phẩm có dầu, có chất bảo quản. Tôi chỉ ăn rau, lá, và đậu mà thôi”.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ra mắt Trợ lý ảo hành chính công tích hợp trên VNeID
Tổng Công ty Công nghệ và giải pháp CMC phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) ra mắt Trợ lý ảo hành chính công tích hợp trên VNeID. Đây là kết quả của sự hợp tác công - tư, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ người dân giải đáp thắc mắc về thủ tục hành chính.

Thị trường thiết bị giáo dục: Đa dạng mẫu mã, giá cả ổn định
Chuẩn bị cho năm học mới 2025 - 2026, thị trường thiết bị giáo dục và đồ dùng học tập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động. Các đơn vị sản xuất, cửa hàng kinh doanh đã chủ động nguồn cung, đảm bảo mẫu mã đa dạng, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu của nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Bão số 4 di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão số 4 ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Lu Dông (Phi líp pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.

Xã Vĩnh Lộc tặng quà gia đình chính sách
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, xã Vĩnh Lộc đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm hỏi và trao quà tặng các đối tượng người có công với cách mạng.

Xã Quang Chiểu thăm, tặng quà các gia đình chính sách
Sáng ngày 24/7, xã Quang Chiểu đã tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Kỳ họp thứ hai Hội đồng Nhân dân xã Bá Thước, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026
Sáng ngày 24/7, Hội đồng Nhân dân xã Bá Thước tổ chức kỳ họp thứ hai, khoá I, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 24/7/2025
Chương trình An toàn giao thông 24h của Đài PT&TH Thanh Hóa có những nội dung chính sau: Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa; Dự thảo Luật Hàng không mới; Đẩy nhanh tiến độ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Tỉnh Đoàn Thanh Hoá thăm, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ
Ngày 24/7, Đại diện Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chính Minh tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng và thương binh tại xã Lương Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Báo Tiền phong trao quà cho thanh niên xung phong và người có công Thanh Hoá
Sáng ngày 24/7, đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa, Báo Tiền Phong đã phối hợp với Tập đoàn Xây dựng Miền Trung và Trường Liên cấp Fansipan Thanh Hóa tổ chức đã trao 112 suất quà cho các hội viên Hội cựu Thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.